Thống Kê
Hiện có 20 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 20 Khách viếng thăm Không
Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 138 người, vào ngày Mon Oct 14, 2024 11:51 pm
Đăng Nhập
Diễn Đàn Thơ Riêng
- anhtu955
-
NTD HOA VIÊN
- Nhã Kỳ
- Caroline Judith
- Cô Đơn Mình Anh
- contimlanhlung
- Cao Nguyên
- Hải Âu
- Hương Như
- kurtcobain_vn
- Lam Điền
- Lâm Y Khách
- Lã Dở Hơi
- Lô Tô
- Nhậm Doanh Doanh
- Ngôi Sao Cô Đơn
- May Bac
- Mùa Đông
- mummim
- Minh Nhật
- Phạm Nhật
- Phong Thu
- Phiêu Dao
- Phượng_Hoàng
- Tan Vỡ Tình Đầu
- Từ Cát Tú
- Tử Long
- tuonglacphong
- Thuyen_Quyen
- Tramaha
- YVHT
Latest topics
» CẦN SỰ GIÚP ĐỞ CỦA CÁC THÀNH VIÊNby meocon_nhaky Sat May 22, 2021 1:50 am
» TẬP THƠ : TAN VỠ TÌNH ĐẦU !
by nguoitruongphu Sun Sep 20, 2020 4:19 am
» Những bản tình ca tiếng anh hay nhất [vietsub - lyrics - kara - effect]
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:26 pm
» 제이플라 J.Fla Cover Songs 2017 (Part 2)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:25 pm
» Tinh Ve Noi Dau-Where Do We Go (Thanh Bui ft. Tata Young)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:22 pm
» Ed Sheeran - Shape Of You ( cover by J.Fla )
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:20 pm
» Camila Cabello - Havana ( cover by J.Fla )
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:18 pm
» Camila Cabello - Havana (Official Audio) ft. Young Thug
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:17 pm
» Agar Tum Mil Jao - Tassawar Khanum - HD
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:14 pm
» Operacion Triunfo: Gala 5 - Nadia y Johana - Let it be
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:11 pm
» Frank Sinatra - My Way
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:07 pm
» Mughal - E - Azam - Teri Mehfil Mein Qismat - Lata Mangeshkar - Shamshad Begum - Chorus
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:56 pm
» The Beatles - Obladi oblada
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:51 pm
» Britney Spears - ...Baby One More Time (Lyrics + Español) Video Official
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:45 pm
» Westlife - My Love (Official Video)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:36 pm
» Westlife - Swear It Again (Official Video)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:34 pm
» Westlife - Fool Again (Official Video)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:30 pm
» Westlife - If I Let You Go (Official Video)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:29 pm
» M2M - Pretty Boy (With Lyrics)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:25 pm
» M2M - The Day You Went Away
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:24 pm
» CẢI CÁCH CHỮ VIỆT (MT-169)
by Ntd Hoa Viên Fri Sep 07, 2018 1:41 pm
» TÌM VỀ HƯƠNG CỎ (MT-168)
by Ntd Hoa Viên Thu Jul 05, 2018 10:44 am
» MÃNH HỔ SA CƠ (MT-167)
by Ntd Hoa Viên Tue Apr 10, 2018 3:47 pm
» QUÁN TRỌ TRẦN GIAN (MT-166)
by Ntd Hoa Viên Fri Apr 06, 2018 6:32 am
» CƯỠI VẠT SƯƠNG CHIỀU (Mẫn Thanh-162-163)
by Ntd Hoa Viên Mon Apr 02, 2018 9:52 am
» Theo dõi thông tin world cup 2018 nhé
by sport06mkt Fri Mar 30, 2018 5:06 pm
» Theo dõi thông tin world cup 2018 nhé
by sport06mkt Tue Mar 27, 2018 5:50 pm
» Thông tin mới nhất về lịch thi đấu World Cup 2018
by sport06mkt Wed Mar 21, 2018 4:05 pm
» [SƠN DƯỢC] Thủ Heo Xào Hương Liệu
by RELAX Sun Feb 18, 2018 8:16 pm
» [SƠN DƯỢC] GÀ HẤP
by RELAX Sun Feb 18, 2018 7:54 pm
» [Sơn Dược] CÁC LOẠI GÀ
by RELAX Sun Feb 18, 2018 7:30 pm
» [SƠN DƯỢC] TÓP MỠ
by RELAX Sun Feb 18, 2018 6:43 pm
» [SƠN DƯỢC] MỰC NƯỚNG
by RELAX Sun Feb 18, 2018 6:34 pm
» [SƠN DƯỢC] LÒNG HEO PHÁ LẤU
by RELAX Sun Feb 18, 2018 6:32 pm
» [Sơn Dược] LẨU CÁ
by RELAX Sun Feb 18, 2018 6:24 pm
» MỚI PHÁT HIỆN TRANG NÀY THƯỞNG 1 TRIỆU NÈ MẤY CHẾ
by sport06mkt Wed Jan 10, 2018 4:09 pm
» EM LÀ GIRL XINH RỒNG HỔ ĐÂY MẤY ANH
by sport06mkt Tue Jan 09, 2018 4:50 pm
» SẮP ĐẾN TẾT RỒI, CÁC BÁC CÓ CHUẨN BỊ GÌ CHƯA
by sport06mkt Mon Jan 08, 2018 4:04 pm
» MỜI MẤY ANH VÔ ĐĂNG KÍ CÙNG PÉ RỒNG HỔ ĐỂ TRÚNG 3 TRIỆU NÈ
by sport06mkt Fri Jan 05, 2018 4:32 pm
» ĂN CHƠI NGÀY TẾT NÈ, KIẾM THÊM THU NHẬP ĐI NÀO
by sport06mkt Thu Jan 04, 2018 4:36 pm
» ĐĂNG KÍ LÀ CÓ THƯỞNG AH, DỄ QUÁ ĐI THÔI
by sport06mkt Wed Jan 03, 2018 12:16 pm
» BẠN MUỐN CÓ TIỀN ĐI CHƠI TẾT – QUÁ DỄ LUÔN
by sport06mkt Tue Jan 02, 2018 3:45 pm
» HOT GIRL RỒNG HỔ XIN TẶNG MẤY ANH 100K TIỀN THƯỞNG SAU KHI ĐĂNG KÍ TÀI KHOẢN
by sport06mkt Fri Dec 29, 2017 3:54 pm
» CHƠI BẮN CÁ ĐỂ ĐƯỢC THƯỞNG 3 TRIỆU ĐI CHƠI TẾT
by sport06mkt Thu Dec 28, 2017 5:19 pm
» Ngựa hí ngàn dặm Trải nghiệm kinh hoàngggg
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:50 pm
» 10 Vận Động Viên Gian Lận Tại Thế Vận Hội Olympic
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:44 pm
» Wang Rong Rollin - Chick Chick (王蓉 - 小雞小雞) MV
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:30 pm
» BIG MOUTH (BM) BANAL NA ASO @ ZIRKOH MORATO
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:25 pm
» Bài hát khó hát nhất thế giới :)) THẤP THỎM (忐忑) ca sĩ CUNG LÂM NA (龔琳娜) [HD]
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:22 pm
» Top 5 bài khó hát nhất Thế giới
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:20 pm
» Bài hát siêu chất thánh nào hát lại được ^_^
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:18 pm
» Sặc cơm với tên khai sinh có 1 0 2 độc quyền của Việt Nam
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:12 pm
» 10 bài kiểm tra của học trò khiến giáo viên cười ra nước mắt
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:07 pm
» NGHỆ THUẬT VẼ 3D GÂY ẢO GIÁC CON TÊ GIÁC LUÔN
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 6:36 pm
» Những Kiệt Tác Vẽ Bậy Sách Giáo Khoa - 100 Hilariously Defaced Textbooks
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 6:33 pm
» 10 Người khiến Bill Gates cảm thấy TỦI THÂN vì NGHÈO QUÁ - Tốp 5 Kỳ Thú - Microsof
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 6:23 pm
» 7 Pha ướp xác dưới băng hài hước của động vật - khoảng khắc kỳ thú - Tốp 5 Kỳ Thú
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 6:18 pm
» ĐĂNG KÍ CÓ ĐƯỢC THƯỞNG ÍT NHẤT 3 TRIỆU NHOA NHOA
by sport06mkt Wed Dec 27, 2017 3:17 pm
» KIẾM TIỀN 3 TRIỆU ĐI CHƠI TẾT TÂY ĐI MẤY TÌNH YÊU ƠI
by sport06mkt Tue Dec 26, 2017 2:13 pm
» KIẾM 3.000.0000 TIỀN THƯỞNG KHI ĐĂNG KÍ NÀY
by sport06mkt Mon Dec 25, 2017 4:14 pm
» Wow, đăng kí là có cơ hội trúng iphone X nhen
by sport06mkt Fri Dec 22, 2017 3:39 pm
» HẤP DẪN LẮM ĐÓ NHA,ĐĂNG KÍ VỪA CÓ 100K VỪA ĐƯỢC ĐI CHƠI CÙNG HOT GIRL NOEL NÈ
by sport06mkt Thu Dec 21, 2017 3:38 pm
» Hương Tràm- Em Gái Mưa (Cover)- LyLy gần 4 tuổi
by Hương Như Wed Dec 20, 2017 9:21 pm
» Em mới kiếm được 1 triệu dễ dàng từ trang này nè mấy chế ơi
by sport06mkt Wed Dec 20, 2017 2:45 pm
» KIẾM 100K ĐI ĂN XÚC XÍCH NÈ
by sport06mkt Tue Dec 19, 2017 2:36 pm
» MOÁ ƠI, ĐĂNG KÍ LÀ CÓ NGAY 100K,DỄ THƯƠNG VÃI LUÔN
by sport06mkt Mon Dec 18, 2017 3:34 pm
» RỒNG HỔ LÊN MÂY – CÓ CÂY LÚC LẮC – HỎI THĂM 3 TRIỆU TIỀN THƯỞNG CÓ HAY CHƯA
by sport06mkt Fri Dec 15, 2017 11:39 am
» CHƠI BẮN CÁ, ĐƯỢC THƯỞNG 3 TRIỆU LIỀN À CÁCH CHƠI BẮN CÁ ĐƯỢC THƯỞNG 3 TRIỆU
by sport06mkt Thu Dec 14, 2017 5:45 pm
» CÓ VIP LÀ CÓ THƯỞNG – QUÀ TẶNG BAO LA
by sport06mkt Wed Dec 13, 2017 3:42 pm
» TRANG NÀY ĐẶC BIỆT QUÁ, TẠO TÀI KHOẢN CÓ THƯỞNG LUÔN
by sport06mkt Tue Dec 12, 2017 3:50 pm
» ƠN GIỜI CẬU ĐÂY RỒI 2015 | TẬP 12 - NGÔ KIẾN HUY & TRẤN THÀNH
by RELAX Mon Dec 11, 2017 10:38 pm
» Thầy tế Trấn Thành quyến rũ công chúa Ai Cập phản bội chồng con
by RELAX Mon Dec 11, 2017 9:49 pm
» ĐĂNG KÍ TÀI KHOẢN LÀ CÓ 1 TRIỆU LIỀN NHEN
by sport06mkt Mon Dec 11, 2017 4:17 pm
» Đĩa Bay Người Ngoài Hành Tinh Xuất Hiện Tại Malaysia
by RELAX Sat Dec 09, 2017 9:01 pm
» Bao Giờ Lấy Chồng? [OFFICIAL M/V]
by Thị Hến Sat Dec 09, 2017 8:36 pm
» Rằng Em Mãi Ở Bên [OFFICIAL M/V]
by Thị Hến Sat Dec 09, 2017 8:33 pm
» MỪNG GIÁNG SINH AN LÀNH – THƯỞNG 3 TRIỆU CHO AI ĐĂNG KÍ NÀO
by sport06mkt Fri Dec 08, 2017 4:23 pm
» NGỌN ĐUỐC TÀN (MT-159-160)
by Ntd Hoa Viên Thu Dec 07, 2017 5:16 pm
» NHANH TAY LÊN, ĐĂNG KÍ CÓ 3.000.000Đ
by sport06mkt Thu Dec 07, 2017 4:36 pm
» MR SIRO NGHE ĐI RỒI KHÓC ♪♪ Tuyển Tập Những Bài Hát Hay Nhất Của Mr Siro 2017
by lethuyhang Fri Dec 01, 2017 10:23 pm
Thằng Cuội , Thằng Bờm , Thằng Mõ --- Nguyễn Dư
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Thằng Cuội , Thằng Bờm , Thằng Mõ --- Nguyễn Dư
Xuân về, Tết đến mà không có pháo kêu, đào nở, lại thiếu cả bánh chưng, dưa hành thì thật là nhạt nhẽo, mất hết cả ý nghĩa trang nghiêm, ấm cúng.
Thôi đành nâng chén trà, hướng về quê hương. Hết tuần trà, mời các bạn cùng đi xông đất, chúc tết ba "thằng" nổi tiếng của làng xóm Việt Nam, mà mọi người, sống ở đâu cũng đã có dịp làm quen qua sách vở, ca dao, câu vè, giọng hát. Đó là thằng Cuội, thằng Bờm và thằng Mõ. Nói đến tên ba nhân vật này thì ai cũng biết, nhưng hỏi đến gốc gác, quê quán của chúng thì chưa chắc tất cả mọi người đều hay.
Mời các bạn cùng đi tìm hiểu tiểu sử của thằng Cuội, thằng Bờm và thằng Mõ.
Thằng Cuội
Từ bé, chúng ta thường nghêu ngao ca hát :
Thằng Cuội ngồi gốc cây đa,
Để trâu ăn lúa, gọi cha ời ời.
Cha còn cắt cỏ trên trời,
Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên.
Ông thời cầm bút cầm nghiên,
Ông thời cầm tiền đi chuộc lá đa.
Rằm tháng tám, năm nào cũng nghe giọng ca nhi đồng hồn nhiên tươi thắm :
Bóng trăng trắng ngà
Có cây đa to
Có thằng Cuội già
Ôm một mối mơ...
Dù Cuội có sống đến già vẫn còn bị gọi là thằng. Người ta khinh thường Cuội quá. Chắc tại Cuội có tật hay nói dối. Tuy vậy cũng có người nổi ghen thấy Cuội được sống gần Hằng Nga. Chả thế mà Tản Đà nổi cơn ngông "Muốn làm thằng Cuội" :
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi
Trần thế em nay chán nửa rồi
Cung quế đã ai ngồi đó chửa
Cành đa xin chị nhắc lên chơi
Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió cùng mây thế mới vui
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
Cuội là ai ?
Các tự điển đều giải thích rằng Cuội là một nhân vật, có sách ghi là một đứa bé con của chuyện cổ tích, ngồi dưới gốc cây đa trên mặt trăng.
Tại sao Cuội đang sống đằng sau lũy tre làng tự dưng lại bay bổng lên tận mặt trăng, sống với chị Hằng như vậy ?
Chuyện kể rằng :
Một hôm Cuội vào đốn củi trong rừng gặp một ổ hổ con. Cuội lấy rìu đập chết. Chợt có tiếng hổ mẹ rống ở đằng xa, Cuội sợ quá leo tót lên một cây ngồi nấp. Hổ mẹ lồng lộn quanh đám hổ con, rồi bỏ đi về phía bờ suối. Cuội tụt xuống theo rình. Hổ mẹ đến cạnh một cây con, đớp ít lá, mang về nhai nát, rịt cho hổ con. Chỉ một lát hổ con tỉnh lại. Mẹ con hổ bỏ khu rừng đi chỗ khác.
Cuội ra bờ suối đào cây con mang về trồng trong vườn. Từ đấy Cuội có món thuốc cải tử hoàn sinh, cứu mọi người. Cuội rất quý cây thuốc, ngày nào cũng dặn vợ phải chăm sóc nó. Cuội cấm vợ không được đái vào gốc cây vì cây sẽ dông lên trời. Nghe dặn nhiều lần, vợ Cuội phát cáu. Đã vậy thì cứ đái xem chuyện gì xảy ra ?
Vợ Cuội vừa đái vào gốc cây xong thì cây bỗng rung động, tróc gốc bay lên trời. Đúng lúc Cuội ở rừng về, chỉ kịp bám rễ cây níu lại. Nhưng cây cứ bay lên, kéo Cuội tới tận mặt trăng.
Từ đó đến giờ Cuội vẫn còn ngồi ở gốc cây, sống bên cạnh chị Hằng.
Ý nghĩa câu chuyện thật là hóm hỉnh. Cuội là đứa chuyên nói dối, lừa ngừa khác. Lần nào cũng dùng mẹo đắc thắng đám cường hào, phú hộ. Đến khi Cuội muốn hoàn lương, ra tay cứu đời, thì lại bị thất bại. Cuội thay đổi bản chất nhưng cuộc đời xung quanh thì không thay đổi. Cuội phải đi sang một thế giới khác tìm đất sống.
Mỗi đêm sáng trăng, từ trời cao Cuội ngạo mạn ngó đám đàn em của mình đang khua môi múa mép, tung hoành nơi quê hương xa vời vợi.
(Theo Nghiêm Toản, Việt Nam văn học sử trích yếu, Khai Trí, Sài Gòn, 1968).
Cuội có mặt ở Việt nam từ lúc nào ? Chắc là đã từ lâu. Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳng Tịnh Của (1895) đã nói đến Cuội. Tên Cuội từ đâu ra ?
Lê Ngọc Trụ (Tầm Nguyên tự điển Việt Nam, Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1993) cho rằng chữ Cuội có gốc Hán Việt là chữ "Quải". Chữ Quải (Thiều Chửu) hoặc Quảy(Đào Duy Anh) có nghĩa là lừa dối, dụ dỗ người khác mua hàng, bắt con nít đem bán (mẹ mìn).
Trong dân gian có chuyện thằng Quải và thần mặt trăng :
"Mặt trăng tính nóng nảy, lại hay xà xuống gần dòm ngó hạ giới làm cho dân chúng khốn khổ vì nóng bức. Bấy giờ có thằng Quải định tâm cho thần một vố. Nó nắm cát trèo lên cây cao ngồi đợi. Lúc mặt trăng xà xuống, nó ném cát túi bụi vào mặt thần. Mặt trăng từ đó bị cát làm mờ đi và cũng từ đó thần không dám xuống gần hạ giới, cho nên ở hạ giới đỡ nóng bức." (Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên, Văn học dân gian tập 2, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội 1973).
Thằng Quải chống lại thần mặt trăng, trong khi thằng Cuội thì lại bay lên sống trên mặt trăng. Nội dung hai chuyện mâu thuẫn nhau. Hay là thằng Quải và thằng Cuội chỉ là hai anh em họ của dòng họ nói dối chứ không phải là cùng một nhân vật ?
Để giải quyết mâu thuẫn, tôi cho rằng chữ Cuội còn có thể là do chữ hán việt "Cuống" mà ra. Cuống nghĩa là nói dối, lừa dối (Thiều Chửu, Đào Duy Anh).
Cũng nên nói thêm rằng thằng Cuội không dính dáng gì với hòn cuội (sỏi đá) của tiếng Việt.
Mãi đến năm 1937, tự điển Việt-Hoa-Pháp của Gustave Hue vẫn chưa có chữ cuội nghĩa là sỏi đá. Năm 1940 nhà xuất bản Tân Dân cho in "Vang bóng một thời" của Nguyễn Tuân, trong đó có truyện ngắn Hương Cuội, kể chuyện làm kẹo mạch nha bọc cuội. Chữ cuội (tiếng Pháp là galet, calcul) chính thức có mặt trong Dictionnaire vietnamien-chinois-fran硩s của Eugène Gouin (IDEO,
Saigon, 1957) kể từ năm 1957. Đào Đăng Vỹ (Việt Pháp từ điển, Nguyễn Trung, Sài gòn, 1961) dịch chữ cuội là caillou, galet.
Phải chăng chữ cuội (sỏi đá) đã đến từ chữ calcul hoặc caillou của tiếng Pháp ? Và kẹo cuội của Nguyễn Tuân đã được gợi ý từ kẹo cuội (dragée) của Pháp ?
Ngày nay, sỏi và cuội được định nghĩa là "đá nhỏ tròn và nhẵn, thường ở lòng sông, lòng suối" và cuội là hòn sỏi lớn, sạn là hòn sỏi nhỏ (từ điển tiếng Việt, Văn Tân chủ biên, Nxb KHXH, Hà Nội, 1977)
Về kích thước hòn cuội, hòn sỏi, từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, Nxb KHXH, Hà Nội, 1988) mô tả gần giống Larousse (cuội : 1-10 cm, sỏi : 2-10mm).
Thằng Bờm
Thằng bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Bờm rằng : bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè.
Bờm rằng : bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi ba bè gỗ lim.
Bờm rằng : bờm chẳng lấy lim
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi
Bờm rằng : bờm chẳng lấy mồi
Phú ông xin đổi nắm xôi, bờm cười.
Nhiều người nghĩ rằng bờm là cái bờm tóc. Thằng Bờm là đứa bé con để bờm.
Chữ bờm được Văn Tân định nghĩa là :
- hàng lông dài mọc trên cổ một vài giống thú
- chỏm tóc để dài, che thóp trẻ con
- nói trẻ con còn bụ sữa.
Ngày xưa, trẻ con để chỏm tóc trên đỉnh đầu hoặc hai bên đầu đến khoảng 5,6 tuổi thì bắt đầu để tóc dài. Bé hơn, chỉ độ 2,3 tuổi thì để chỏm tóc che thóp ngừa va chạm và tránh gió. Như vậy thì thằng Bờm còn là một đứa bé con còn bụ sữa, còn để chỏm che thóp. Đứa bé độ 2, 3 tuổi. Lớn hơn nữa thì ta thường gọi là bụ bẫm thay cho bụ sữa.
Một đứa bé mới 2, 3 tuổi thì chắc là chưa hiểu biết gì về giá trị của ba bò chín trâu, của ao sâu cá mè, của bè gỗ lim.v.v. Chẳng lẽ lõi đời như phú ông lại mất thì giờ làm chuyện vô ích như vậy ?
Bài ca dao chỉ tượng trưng cho một cuộc phỉnh gạt, dụ dỗ trẻ con thôi à ? Hay là nó muốn nhấn mạnh, nhắc đi nhắc lại sự đối đầu giữa phú ông và thằng Bờm ?
Trong xã hội xưa, phú ông đại diện một giai cấp, giai cấp địa chủ giàu có của thôn quê. Đối đầu với giai cấp này, bài ca dao đưa ra thằng Bờm đại diện cho giai cấp nông dân nghèo khổ. Không phải ngẫu nhiên mà Vũ Ngọc Phan (Tục ngữ, Ca dao, Dân ca Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội, 1978) đã xếp bài Thằng Bờm vào đề tài "Những mâu thuẫn trong sinh hoạt giữa nông dân và địa chủ". Thằng Bờm là một người nghèo, một nông dân phải đối đầu với một người giàu, một địa chủ. Thằng Bờm không phải là một đứa bé bụ sữa, còn để chỏm che thóp.
Người nông dân nghèo thấu hiểu lòng dạ của phú ông. "Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời trọc phú có thương dân nghèo". Họ không tin rằng phú ông rộng lượng đến độ mang cả của cải kếch xù, quý giá ra đánh đổi lấy một cái quạt mo tầm thường. Đằng sau những lời cám dỗ, thế nào chả có cạm bẫy. Vì thế mà Bờm khăng khăng không chịu.
Bờm có đầu óc thực tế, chất phác. Không để người lừa mình và mình cũng không có ý lừa người khác. Mà làm sao lừa được phú ông, làm sao mà "ăn" được phú ông. Tốt nhất là "thuận mua, vừa bán". Vả lại anh nông dân nghèo nào mà chả thích được ăn no bụng. Giá trị cái quạt mo cũng chỉ xấp xỉ, tương đương với nắm xôi thôi.
Thế là "thằng nghèo" bằng lòng đánh đổi cái quạt mo lấy nắm xôi của phú ông.
Thằng Bờm, xét về gia cảnh, có họ xa gần với thằng Bần trong câu ca dao :
Cờ bạc là bác thằng Bần
Cửa nhà bán hết đưa chân vào cùm.
Bờm là chữ nôm của chữ Hán Việt "Bần", nghĩa là nghèo.
Có nhiều thành ngữ nói đến phú và bần, giàu và nghèo :
- Phú bất nhân, bần bất nghĩa.
- Phú quý sinh lễ nghĩa, bần cùng sinh đạo tặc.
- Phú quý đa nhân hội, bần cùng thân thích ly.
(Giàu sang nhiều kẻ tới nhà, khó khăn nên nỗi ruột già xa nhau).
Thằng Mõ
Thằng Mõ có mặt ở nông thôn Việt Nam không biết từ bao giờ. Nhưng chắc chắn là đã từ lâu. Vua Lê Thánh Tôn đã làm thơ nôm vịnh thằng Mõ :
Gớm thay lớn tiếng lại dài hơi
Làng nước ưng bầu chẳng phải chơi
Mộc đạc vang lừng trong bốn cõi
Kim thanh rền rĩ khắp đôi nơi
Đâu đâu đấy đấy đều nghe lệnh
Xã xã dân dân phải cứ lời
Trên dưới quyền hành tay cất đặt
Một mình một cỗ thỏa lòng xơi.
Lời lẽ có vẻ kính trọng, ngược hẳn với địa vị của Mõ trong xã hội xưa. Mõ là một nhân vật không thể thiếu trong tổ chức làng xã.
"Dưới bọn tuần đinh, làng nào cũng có một người làm nô lệ chung cho cả hàng xã gọi là đạc phu.
Khi nào trong làng có việc gì thì tên đạc phu phải đi mời mọc cả làng ra đình hội họp. Hoặc có việc gì lễ dịch báo cáo cho làng biết thì đạc phu gõ mõ đi rao suốt các ngõ. Nhà tư gia ai có việc hiếu hỉ hoặc có việc giỗ kị muốn mời làng thì cũng sai đạc phu đi mời.
(...) Đạc phu là một kẻ đê tiện hơn hết các loài người, chỉ những kẻ khốn khó mới đi nơi xa khuất chịu làm nghề ấy mà thôi. Mà ai đã nhỡ phải bước ấy thì con cháu về sau, muốn làm nghề gì mặc lòng, cũng không rửa được tiếng xấu."
(Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Nxb Tổng hợp Đồng tháp, 1990).
Mõ gần gũi mọi người, đáng lẽ phải được mọi người đối xử tử tế, thân mật, nhưng không hiểu tại sao mõ lại bị khinh bỉ, chà đạp. Mõ bị coi là nhân vật thấp nhất trong xã hội, chỉ có quyền cúi đầu để mọi người sai bảo.
Có lẽ chính sự bất công và thiếu đạo đức của xã hội đã khơi dậy sự phản kháng của giới văn nghệ sĩ. Nhiều tác giả bênh vực mõ, tạo ra những tình huống bất ngờ để cho mõ đóng vai trò gỡ rối cho đám chức sắc trong làng.
Mọi người còn nhớ thằng Mõ của Ngô Tất Tố có tài băm thịt gà, xứng đáng với danh hiệu nghệ sĩ. Chỉ có thằng mõ mới gánh nổi trách nhiệm chia phần công bằng cho cả làng. Một con gà "một người ăn cố mới hết", được Mõ chặt ra chia làm 23 cỗ, 83 suất. Không có "thiên tài" băm gà của Mõ, làng nước sẽ khó tránh được những cuộc cãi nhau, tranh giành, thậm chí hại ngầm nhau.
Nhưng có lẽ giỏi nhất, thông minh nhất trong làng Mõ, thì phải gắn huy chương vàng cho thằng Mõ làng Cổ Nhuế của Hồ Hữu Tường (tôi được đọc cuốn Phi Lạc sang Tàu của Hồ Hữu Tường vào khoảng đầu thập niên 60, rất tiếc không nhớ tên nhà xuất bản). Thằng Mõ được ông tiên chỉ của làng mời làm cố vấn, giải quyết tất cả những chuyện rắc rối điên đầu. Mõ được sứ Tàu bái phục sát đất.
Nam Cao cũng đưa ra một thằng Mõ, vốn hiền lành lương thiện nhưng bị xã hội làm cho xấu đi.
Tên Mõ từ đâu ra ?
Cho tới đầu thế kỷ 20, thằng Mõ còn mang tên là mộc đạc, rồi đạc phu.
Mộc đạc nguyên nghĩa là cái chuông bằng đồng, có quả lắc bằng gỗ. Ngày xưa dùng "mộc đạc" để đánh hiệu vào học. Do đó người ta gọi thầy học là mộc đạc (Đào Duy Anh), hoặc đạc tư (Thiều Chửu), thầy giảng đạo gọi là đạc đức (Huỳnh Tịnh Của).
Ta có thể suy ra rằng ngày xưa mõ làng còn dùng chuông, trước khi dùng mõ.
Đầu thế kỷ 20, trong sách vở chưa có tên thằng Mõ. Ngược lại chữ mõ (chuông mõ) đã có mặt và được định nghĩa là đồ dùng làm hiệu lệnh, bằng bộng cây hoặc bộng tre. Chuông mõ là tiếng gọi chung đồ dùng của thầy chùa (Huỳnh Tịnh Của).
Cái mõ xuất hiện trước thằng Mõ. Nhưng có thể nào cho rằng gọi là thằng Mõ vì nó gõ mõ không ? Chắc chắn là không vì chẳng có ai dám gọi nhà sư là thằng mõ.
Muốn tìm nguồn gốc chữ Mõ chúng ta hãy tìm hiểu chính thằng mõ.
Phần đông mõ làng là những người tha phương cầu thực, từ chỗ khác tới làng kiếm ăn. Bị mọi người khinh rẻ. Làng xã chẳng cần biết và cũng không cần tra hỏi lai lịch tên tuổi. Chỉ cần nói thằng mõ, ai cũng biết nhân vật được nói tới.
Sách vở xưa dùng chữ "mỗ" để gọi những người không biết tên. Chữ mỗ là đại danh từ không chỉ rõ cái gì, người nào, được dùng khá phổ biến.
Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án (Tang thương ngẫu lục, bản dịch của Đạm Nguyên, Sài gòn, 1962), đưa ra một loạt các ông bà Mỗ : ông liệt sĩ Mỗ (họ tên chưa thể tra xét được), bà mẹ phu nhân Mỗ. Thầy địa lý Tả Ao là ông Mỗ, người làng Tả Ao, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Ông thượng thư Nguyễn Văn Giai thuở nhỏ học ông Thái học sinh Mỗ.v.v..
Có thể cho rằng chữ Mõ, chỉ một người không tên tuổi, là từ chữ Mỗ mà ra.
Xét về chức năng thì công việc của Mõ là mời làng đi họp và báo tin của làng đến mọi nhà.
Mời ai, tìm ai, tiếng hán việt là "Mộ". Chữ mộ có thể đã được chuyển qua chữ nôm thành mõ.
Mõ là người đi mời ( mộ ) làng nước. Về sau các đồ vật được mõ dùng, hoặc các đồ vật được dùng để làm hiệu lệnh, để rao gọi, đều được gọi là mõ. - điếm làng có cái mõ cá làm bằng đá tạc hình con cá. Tấm sắt cầm canh (chữ hán việt là thác) cũng được gọi là mõ canh. Nhà sư lúc tụng niệm chú tâm dùng mõ làm hiệu lệnh, giữ nhịp.
Bài thơ Thác thi (Vịnh cái mõ) của Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu :
Điêu đẩu thiên cao dạ chuyển canh.
Được dịch là :
Trời cao, tiu kẻng, đêm dời canh.
Và được chú thích rằng "Điêu là cái kẻng (xưa gọi là cái tiu), đẩu là cái đấu dùng trong quân đội để đong gạo nhưng cũng dùng để gõ làm hiệu lệnh. Điêu và đẩu đều dùng như kẻng và mõ trong quân đội". (Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nxb Văn học, Hà Nội, 1983).
Tóm lại, thằng Mõ, người đi mời mọi người trong làng, là do chữ mộ (mời) hoặc chữ mỗ (không tên tuổi) mà ra. Và đồ nghề của Mõ thì được gọi là cái mõ. Cái mõ có thể được làm bằng gỗ, bằng tre, bằng gạch đá hay bằng sắt.
Nguyễn Dư
Tết Kỷ Mão 2-1999.
Thôi đành nâng chén trà, hướng về quê hương. Hết tuần trà, mời các bạn cùng đi xông đất, chúc tết ba "thằng" nổi tiếng của làng xóm Việt Nam, mà mọi người, sống ở đâu cũng đã có dịp làm quen qua sách vở, ca dao, câu vè, giọng hát. Đó là thằng Cuội, thằng Bờm và thằng Mõ. Nói đến tên ba nhân vật này thì ai cũng biết, nhưng hỏi đến gốc gác, quê quán của chúng thì chưa chắc tất cả mọi người đều hay.
Mời các bạn cùng đi tìm hiểu tiểu sử của thằng Cuội, thằng Bờm và thằng Mõ.
Thằng Cuội
Từ bé, chúng ta thường nghêu ngao ca hát :
Thằng Cuội ngồi gốc cây đa,
Để trâu ăn lúa, gọi cha ời ời.
Cha còn cắt cỏ trên trời,
Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên.
Ông thời cầm bút cầm nghiên,
Ông thời cầm tiền đi chuộc lá đa.
Rằm tháng tám, năm nào cũng nghe giọng ca nhi đồng hồn nhiên tươi thắm :
Bóng trăng trắng ngà
Có cây đa to
Có thằng Cuội già
Ôm một mối mơ...
Dù Cuội có sống đến già vẫn còn bị gọi là thằng. Người ta khinh thường Cuội quá. Chắc tại Cuội có tật hay nói dối. Tuy vậy cũng có người nổi ghen thấy Cuội được sống gần Hằng Nga. Chả thế mà Tản Đà nổi cơn ngông "Muốn làm thằng Cuội" :
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi
Trần thế em nay chán nửa rồi
Cung quế đã ai ngồi đó chửa
Cành đa xin chị nhắc lên chơi
Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió cùng mây thế mới vui
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
Cuội là ai ?
Các tự điển đều giải thích rằng Cuội là một nhân vật, có sách ghi là một đứa bé con của chuyện cổ tích, ngồi dưới gốc cây đa trên mặt trăng.
Tại sao Cuội đang sống đằng sau lũy tre làng tự dưng lại bay bổng lên tận mặt trăng, sống với chị Hằng như vậy ?
Chuyện kể rằng :
Một hôm Cuội vào đốn củi trong rừng gặp một ổ hổ con. Cuội lấy rìu đập chết. Chợt có tiếng hổ mẹ rống ở đằng xa, Cuội sợ quá leo tót lên một cây ngồi nấp. Hổ mẹ lồng lộn quanh đám hổ con, rồi bỏ đi về phía bờ suối. Cuội tụt xuống theo rình. Hổ mẹ đến cạnh một cây con, đớp ít lá, mang về nhai nát, rịt cho hổ con. Chỉ một lát hổ con tỉnh lại. Mẹ con hổ bỏ khu rừng đi chỗ khác.
Cuội ra bờ suối đào cây con mang về trồng trong vườn. Từ đấy Cuội có món thuốc cải tử hoàn sinh, cứu mọi người. Cuội rất quý cây thuốc, ngày nào cũng dặn vợ phải chăm sóc nó. Cuội cấm vợ không được đái vào gốc cây vì cây sẽ dông lên trời. Nghe dặn nhiều lần, vợ Cuội phát cáu. Đã vậy thì cứ đái xem chuyện gì xảy ra ?
Vợ Cuội vừa đái vào gốc cây xong thì cây bỗng rung động, tróc gốc bay lên trời. Đúng lúc Cuội ở rừng về, chỉ kịp bám rễ cây níu lại. Nhưng cây cứ bay lên, kéo Cuội tới tận mặt trăng.
Từ đó đến giờ Cuội vẫn còn ngồi ở gốc cây, sống bên cạnh chị Hằng.
Ý nghĩa câu chuyện thật là hóm hỉnh. Cuội là đứa chuyên nói dối, lừa ngừa khác. Lần nào cũng dùng mẹo đắc thắng đám cường hào, phú hộ. Đến khi Cuội muốn hoàn lương, ra tay cứu đời, thì lại bị thất bại. Cuội thay đổi bản chất nhưng cuộc đời xung quanh thì không thay đổi. Cuội phải đi sang một thế giới khác tìm đất sống.
Mỗi đêm sáng trăng, từ trời cao Cuội ngạo mạn ngó đám đàn em của mình đang khua môi múa mép, tung hoành nơi quê hương xa vời vợi.
(Theo Nghiêm Toản, Việt Nam văn học sử trích yếu, Khai Trí, Sài Gòn, 1968).
Cuội có mặt ở Việt nam từ lúc nào ? Chắc là đã từ lâu. Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳng Tịnh Của (1895) đã nói đến Cuội. Tên Cuội từ đâu ra ?
Lê Ngọc Trụ (Tầm Nguyên tự điển Việt Nam, Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1993) cho rằng chữ Cuội có gốc Hán Việt là chữ "Quải". Chữ Quải (Thiều Chửu) hoặc Quảy(Đào Duy Anh) có nghĩa là lừa dối, dụ dỗ người khác mua hàng, bắt con nít đem bán (mẹ mìn).
Trong dân gian có chuyện thằng Quải và thần mặt trăng :
"Mặt trăng tính nóng nảy, lại hay xà xuống gần dòm ngó hạ giới làm cho dân chúng khốn khổ vì nóng bức. Bấy giờ có thằng Quải định tâm cho thần một vố. Nó nắm cát trèo lên cây cao ngồi đợi. Lúc mặt trăng xà xuống, nó ném cát túi bụi vào mặt thần. Mặt trăng từ đó bị cát làm mờ đi và cũng từ đó thần không dám xuống gần hạ giới, cho nên ở hạ giới đỡ nóng bức." (Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên, Văn học dân gian tập 2, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội 1973).
Thằng Quải chống lại thần mặt trăng, trong khi thằng Cuội thì lại bay lên sống trên mặt trăng. Nội dung hai chuyện mâu thuẫn nhau. Hay là thằng Quải và thằng Cuội chỉ là hai anh em họ của dòng họ nói dối chứ không phải là cùng một nhân vật ?
Để giải quyết mâu thuẫn, tôi cho rằng chữ Cuội còn có thể là do chữ hán việt "Cuống" mà ra. Cuống nghĩa là nói dối, lừa dối (Thiều Chửu, Đào Duy Anh).
Cũng nên nói thêm rằng thằng Cuội không dính dáng gì với hòn cuội (sỏi đá) của tiếng Việt.
Mãi đến năm 1937, tự điển Việt-Hoa-Pháp của Gustave Hue vẫn chưa có chữ cuội nghĩa là sỏi đá. Năm 1940 nhà xuất bản Tân Dân cho in "Vang bóng một thời" của Nguyễn Tuân, trong đó có truyện ngắn Hương Cuội, kể chuyện làm kẹo mạch nha bọc cuội. Chữ cuội (tiếng Pháp là galet, calcul) chính thức có mặt trong Dictionnaire vietnamien-chinois-fran硩s của Eugène Gouin (IDEO,
Saigon, 1957) kể từ năm 1957. Đào Đăng Vỹ (Việt Pháp từ điển, Nguyễn Trung, Sài gòn, 1961) dịch chữ cuội là caillou, galet.
Phải chăng chữ cuội (sỏi đá) đã đến từ chữ calcul hoặc caillou của tiếng Pháp ? Và kẹo cuội của Nguyễn Tuân đã được gợi ý từ kẹo cuội (dragée) của Pháp ?
Ngày nay, sỏi và cuội được định nghĩa là "đá nhỏ tròn và nhẵn, thường ở lòng sông, lòng suối" và cuội là hòn sỏi lớn, sạn là hòn sỏi nhỏ (từ điển tiếng Việt, Văn Tân chủ biên, Nxb KHXH, Hà Nội, 1977)
Về kích thước hòn cuội, hòn sỏi, từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, Nxb KHXH, Hà Nội, 1988) mô tả gần giống Larousse (cuội : 1-10 cm, sỏi : 2-10mm).
Thằng Bờm
Thằng bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Bờm rằng : bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè.
Bờm rằng : bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi ba bè gỗ lim.
Bờm rằng : bờm chẳng lấy lim
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi
Bờm rằng : bờm chẳng lấy mồi
Phú ông xin đổi nắm xôi, bờm cười.
Nhiều người nghĩ rằng bờm là cái bờm tóc. Thằng Bờm là đứa bé con để bờm.
Chữ bờm được Văn Tân định nghĩa là :
- hàng lông dài mọc trên cổ một vài giống thú
- chỏm tóc để dài, che thóp trẻ con
- nói trẻ con còn bụ sữa.
Ngày xưa, trẻ con để chỏm tóc trên đỉnh đầu hoặc hai bên đầu đến khoảng 5,6 tuổi thì bắt đầu để tóc dài. Bé hơn, chỉ độ 2,3 tuổi thì để chỏm tóc che thóp ngừa va chạm và tránh gió. Như vậy thì thằng Bờm còn là một đứa bé con còn bụ sữa, còn để chỏm che thóp. Đứa bé độ 2, 3 tuổi. Lớn hơn nữa thì ta thường gọi là bụ bẫm thay cho bụ sữa.
Một đứa bé mới 2, 3 tuổi thì chắc là chưa hiểu biết gì về giá trị của ba bò chín trâu, của ao sâu cá mè, của bè gỗ lim.v.v. Chẳng lẽ lõi đời như phú ông lại mất thì giờ làm chuyện vô ích như vậy ?
Bài ca dao chỉ tượng trưng cho một cuộc phỉnh gạt, dụ dỗ trẻ con thôi à ? Hay là nó muốn nhấn mạnh, nhắc đi nhắc lại sự đối đầu giữa phú ông và thằng Bờm ?
Trong xã hội xưa, phú ông đại diện một giai cấp, giai cấp địa chủ giàu có của thôn quê. Đối đầu với giai cấp này, bài ca dao đưa ra thằng Bờm đại diện cho giai cấp nông dân nghèo khổ. Không phải ngẫu nhiên mà Vũ Ngọc Phan (Tục ngữ, Ca dao, Dân ca Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội, 1978) đã xếp bài Thằng Bờm vào đề tài "Những mâu thuẫn trong sinh hoạt giữa nông dân và địa chủ". Thằng Bờm là một người nghèo, một nông dân phải đối đầu với một người giàu, một địa chủ. Thằng Bờm không phải là một đứa bé bụ sữa, còn để chỏm che thóp.
Người nông dân nghèo thấu hiểu lòng dạ của phú ông. "Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời trọc phú có thương dân nghèo". Họ không tin rằng phú ông rộng lượng đến độ mang cả của cải kếch xù, quý giá ra đánh đổi lấy một cái quạt mo tầm thường. Đằng sau những lời cám dỗ, thế nào chả có cạm bẫy. Vì thế mà Bờm khăng khăng không chịu.
Bờm có đầu óc thực tế, chất phác. Không để người lừa mình và mình cũng không có ý lừa người khác. Mà làm sao lừa được phú ông, làm sao mà "ăn" được phú ông. Tốt nhất là "thuận mua, vừa bán". Vả lại anh nông dân nghèo nào mà chả thích được ăn no bụng. Giá trị cái quạt mo cũng chỉ xấp xỉ, tương đương với nắm xôi thôi.
Thế là "thằng nghèo" bằng lòng đánh đổi cái quạt mo lấy nắm xôi của phú ông.
Thằng Bờm, xét về gia cảnh, có họ xa gần với thằng Bần trong câu ca dao :
Cờ bạc là bác thằng Bần
Cửa nhà bán hết đưa chân vào cùm.
Bờm là chữ nôm của chữ Hán Việt "Bần", nghĩa là nghèo.
Có nhiều thành ngữ nói đến phú và bần, giàu và nghèo :
- Phú bất nhân, bần bất nghĩa.
- Phú quý sinh lễ nghĩa, bần cùng sinh đạo tặc.
- Phú quý đa nhân hội, bần cùng thân thích ly.
(Giàu sang nhiều kẻ tới nhà, khó khăn nên nỗi ruột già xa nhau).
Thằng Mõ
Thằng Mõ có mặt ở nông thôn Việt Nam không biết từ bao giờ. Nhưng chắc chắn là đã từ lâu. Vua Lê Thánh Tôn đã làm thơ nôm vịnh thằng Mõ :
Gớm thay lớn tiếng lại dài hơi
Làng nước ưng bầu chẳng phải chơi
Mộc đạc vang lừng trong bốn cõi
Kim thanh rền rĩ khắp đôi nơi
Đâu đâu đấy đấy đều nghe lệnh
Xã xã dân dân phải cứ lời
Trên dưới quyền hành tay cất đặt
Một mình một cỗ thỏa lòng xơi.
Lời lẽ có vẻ kính trọng, ngược hẳn với địa vị của Mõ trong xã hội xưa. Mõ là một nhân vật không thể thiếu trong tổ chức làng xã.
"Dưới bọn tuần đinh, làng nào cũng có một người làm nô lệ chung cho cả hàng xã gọi là đạc phu.
Khi nào trong làng có việc gì thì tên đạc phu phải đi mời mọc cả làng ra đình hội họp. Hoặc có việc gì lễ dịch báo cáo cho làng biết thì đạc phu gõ mõ đi rao suốt các ngõ. Nhà tư gia ai có việc hiếu hỉ hoặc có việc giỗ kị muốn mời làng thì cũng sai đạc phu đi mời.
(...) Đạc phu là một kẻ đê tiện hơn hết các loài người, chỉ những kẻ khốn khó mới đi nơi xa khuất chịu làm nghề ấy mà thôi. Mà ai đã nhỡ phải bước ấy thì con cháu về sau, muốn làm nghề gì mặc lòng, cũng không rửa được tiếng xấu."
(Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Nxb Tổng hợp Đồng tháp, 1990).
Mõ gần gũi mọi người, đáng lẽ phải được mọi người đối xử tử tế, thân mật, nhưng không hiểu tại sao mõ lại bị khinh bỉ, chà đạp. Mõ bị coi là nhân vật thấp nhất trong xã hội, chỉ có quyền cúi đầu để mọi người sai bảo.
Có lẽ chính sự bất công và thiếu đạo đức của xã hội đã khơi dậy sự phản kháng của giới văn nghệ sĩ. Nhiều tác giả bênh vực mõ, tạo ra những tình huống bất ngờ để cho mõ đóng vai trò gỡ rối cho đám chức sắc trong làng.
Mọi người còn nhớ thằng Mõ của Ngô Tất Tố có tài băm thịt gà, xứng đáng với danh hiệu nghệ sĩ. Chỉ có thằng mõ mới gánh nổi trách nhiệm chia phần công bằng cho cả làng. Một con gà "một người ăn cố mới hết", được Mõ chặt ra chia làm 23 cỗ, 83 suất. Không có "thiên tài" băm gà của Mõ, làng nước sẽ khó tránh được những cuộc cãi nhau, tranh giành, thậm chí hại ngầm nhau.
Nhưng có lẽ giỏi nhất, thông minh nhất trong làng Mõ, thì phải gắn huy chương vàng cho thằng Mõ làng Cổ Nhuế của Hồ Hữu Tường (tôi được đọc cuốn Phi Lạc sang Tàu của Hồ Hữu Tường vào khoảng đầu thập niên 60, rất tiếc không nhớ tên nhà xuất bản). Thằng Mõ được ông tiên chỉ của làng mời làm cố vấn, giải quyết tất cả những chuyện rắc rối điên đầu. Mõ được sứ Tàu bái phục sát đất.
Nam Cao cũng đưa ra một thằng Mõ, vốn hiền lành lương thiện nhưng bị xã hội làm cho xấu đi.
Tên Mõ từ đâu ra ?
Cho tới đầu thế kỷ 20, thằng Mõ còn mang tên là mộc đạc, rồi đạc phu.
Mộc đạc nguyên nghĩa là cái chuông bằng đồng, có quả lắc bằng gỗ. Ngày xưa dùng "mộc đạc" để đánh hiệu vào học. Do đó người ta gọi thầy học là mộc đạc (Đào Duy Anh), hoặc đạc tư (Thiều Chửu), thầy giảng đạo gọi là đạc đức (Huỳnh Tịnh Của).
Ta có thể suy ra rằng ngày xưa mõ làng còn dùng chuông, trước khi dùng mõ.
Đầu thế kỷ 20, trong sách vở chưa có tên thằng Mõ. Ngược lại chữ mõ (chuông mõ) đã có mặt và được định nghĩa là đồ dùng làm hiệu lệnh, bằng bộng cây hoặc bộng tre. Chuông mõ là tiếng gọi chung đồ dùng của thầy chùa (Huỳnh Tịnh Của).
Cái mõ xuất hiện trước thằng Mõ. Nhưng có thể nào cho rằng gọi là thằng Mõ vì nó gõ mõ không ? Chắc chắn là không vì chẳng có ai dám gọi nhà sư là thằng mõ.
Muốn tìm nguồn gốc chữ Mõ chúng ta hãy tìm hiểu chính thằng mõ.
Phần đông mõ làng là những người tha phương cầu thực, từ chỗ khác tới làng kiếm ăn. Bị mọi người khinh rẻ. Làng xã chẳng cần biết và cũng không cần tra hỏi lai lịch tên tuổi. Chỉ cần nói thằng mõ, ai cũng biết nhân vật được nói tới.
Sách vở xưa dùng chữ "mỗ" để gọi những người không biết tên. Chữ mỗ là đại danh từ không chỉ rõ cái gì, người nào, được dùng khá phổ biến.
Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án (Tang thương ngẫu lục, bản dịch của Đạm Nguyên, Sài gòn, 1962), đưa ra một loạt các ông bà Mỗ : ông liệt sĩ Mỗ (họ tên chưa thể tra xét được), bà mẹ phu nhân Mỗ. Thầy địa lý Tả Ao là ông Mỗ, người làng Tả Ao, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Ông thượng thư Nguyễn Văn Giai thuở nhỏ học ông Thái học sinh Mỗ.v.v..
Có thể cho rằng chữ Mõ, chỉ một người không tên tuổi, là từ chữ Mỗ mà ra.
Xét về chức năng thì công việc của Mõ là mời làng đi họp và báo tin của làng đến mọi nhà.
Mời ai, tìm ai, tiếng hán việt là "Mộ". Chữ mộ có thể đã được chuyển qua chữ nôm thành mõ.
Mõ là người đi mời ( mộ ) làng nước. Về sau các đồ vật được mõ dùng, hoặc các đồ vật được dùng để làm hiệu lệnh, để rao gọi, đều được gọi là mõ. - điếm làng có cái mõ cá làm bằng đá tạc hình con cá. Tấm sắt cầm canh (chữ hán việt là thác) cũng được gọi là mõ canh. Nhà sư lúc tụng niệm chú tâm dùng mõ làm hiệu lệnh, giữ nhịp.
Bài thơ Thác thi (Vịnh cái mõ) của Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu :
Điêu đẩu thiên cao dạ chuyển canh.
Được dịch là :
Trời cao, tiu kẻng, đêm dời canh.
Và được chú thích rằng "Điêu là cái kẻng (xưa gọi là cái tiu), đẩu là cái đấu dùng trong quân đội để đong gạo nhưng cũng dùng để gõ làm hiệu lệnh. Điêu và đẩu đều dùng như kẻng và mõ trong quân đội". (Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nxb Văn học, Hà Nội, 1983).
Tóm lại, thằng Mõ, người đi mời mọi người trong làng, là do chữ mộ (mời) hoặc chữ mỗ (không tên tuổi) mà ra. Và đồ nghề của Mõ thì được gọi là cái mõ. Cái mõ có thể được làm bằng gỗ, bằng tre, bằng gạch đá hay bằng sắt.
Nguyễn Dư
Tết Kỷ Mão 2-1999.
Nho Sinh Tám Ngón- Bạn Tri Âm
- Tổng số bài gửi : 697
Mỹ Kim : 1533
Join date : 08/11/2009
Lâm Y Khách- Bạn bè
- Tổng số bài gửi : 57
Mỹ Kim : 106
Join date : 19/10/2010
Similar topics
» Vẽ Một Nụ Cười - Don Nguyễn
» Nguyễn Du sinh ở Thăng Long chứ không phải ở Hà Tĩnh
» Cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn
» Mảnh vụn suy tư
» Việt Nam Sử Lược - Trần Trọng Kim: Công Việc Họ Nguyễn Làm Ở Miền Nam Công Việc Họ Nguyễn Làm Ở Miền Nam
» Nguyễn Du sinh ở Thăng Long chứ không phải ở Hà Tĩnh
» Cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn
» Mảnh vụn suy tư
» Việt Nam Sử Lược - Trần Trọng Kim: Công Việc Họ Nguyễn Làm Ở Miền Nam Công Việc Họ Nguyễn Làm Ở Miền Nam
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết