Thống Kê
Hiện có 4 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 4 Khách viếng thăm Không
Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 138 người, vào ngày Mon Oct 14, 2024 11:51 pm
Đăng Nhập
Diễn Đàn Thơ Riêng
- anhtu955
-
NTD HOA VIÊN
- Nhã Kỳ
- Caroline Judith
- Cô Đơn Mình Anh
- contimlanhlung
- Cao Nguyên
- Hải Âu
- Hương Như
- kurtcobain_vn
- Lam Điền
- Lâm Y Khách
- Lã Dở Hơi
- Lô Tô
- Nhậm Doanh Doanh
- Ngôi Sao Cô Đơn
- May Bac
- Mùa Đông
- mummim
- Minh Nhật
- Phạm Nhật
- Phong Thu
- Phiêu Dao
- Phượng_Hoàng
- Tan Vỡ Tình Đầu
- Từ Cát Tú
- Tử Long
- tuonglacphong
- Thuyen_Quyen
- Tramaha
- YVHT
Latest topics
» CẦN SỰ GIÚP ĐỞ CỦA CÁC THÀNH VIÊNby meocon_nhaky Sat May 22, 2021 1:50 am
» TẬP THƠ : TAN VỠ TÌNH ĐẦU !
by nguoitruongphu Sun Sep 20, 2020 4:19 am
» Những bản tình ca tiếng anh hay nhất [vietsub - lyrics - kara - effect]
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:26 pm
» 제이플라 J.Fla Cover Songs 2017 (Part 2)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:25 pm
» Tinh Ve Noi Dau-Where Do We Go (Thanh Bui ft. Tata Young)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:22 pm
» Ed Sheeran - Shape Of You ( cover by J.Fla )
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:20 pm
» Camila Cabello - Havana ( cover by J.Fla )
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:18 pm
» Camila Cabello - Havana (Official Audio) ft. Young Thug
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:17 pm
» Agar Tum Mil Jao - Tassawar Khanum - HD
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:14 pm
» Operacion Triunfo: Gala 5 - Nadia y Johana - Let it be
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:11 pm
» Frank Sinatra - My Way
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:07 pm
» Mughal - E - Azam - Teri Mehfil Mein Qismat - Lata Mangeshkar - Shamshad Begum - Chorus
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:56 pm
» The Beatles - Obladi oblada
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:51 pm
» Britney Spears - ...Baby One More Time (Lyrics + Español) Video Official
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:45 pm
» Westlife - My Love (Official Video)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:36 pm
» Westlife - Swear It Again (Official Video)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:34 pm
» Westlife - Fool Again (Official Video)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:30 pm
» Westlife - If I Let You Go (Official Video)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:29 pm
» M2M - Pretty Boy (With Lyrics)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:25 pm
» M2M - The Day You Went Away
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:24 pm
» CẢI CÁCH CHỮ VIỆT (MT-169)
by Ntd Hoa Viên Fri Sep 07, 2018 1:41 pm
» TÌM VỀ HƯƠNG CỎ (MT-168)
by Ntd Hoa Viên Thu Jul 05, 2018 10:44 am
» MÃNH HỔ SA CƠ (MT-167)
by Ntd Hoa Viên Tue Apr 10, 2018 3:47 pm
» QUÁN TRỌ TRẦN GIAN (MT-166)
by Ntd Hoa Viên Fri Apr 06, 2018 6:32 am
» CƯỠI VẠT SƯƠNG CHIỀU (Mẫn Thanh-162-163)
by Ntd Hoa Viên Mon Apr 02, 2018 9:52 am
» Theo dõi thông tin world cup 2018 nhé
by sport06mkt Fri Mar 30, 2018 5:06 pm
» Theo dõi thông tin world cup 2018 nhé
by sport06mkt Tue Mar 27, 2018 5:50 pm
» Thông tin mới nhất về lịch thi đấu World Cup 2018
by sport06mkt Wed Mar 21, 2018 4:05 pm
» [SƠN DƯỢC] Thủ Heo Xào Hương Liệu
by RELAX Sun Feb 18, 2018 8:16 pm
» [SƠN DƯỢC] GÀ HẤP
by RELAX Sun Feb 18, 2018 7:54 pm
» [Sơn Dược] CÁC LOẠI GÀ
by RELAX Sun Feb 18, 2018 7:30 pm
» [SƠN DƯỢC] TÓP MỠ
by RELAX Sun Feb 18, 2018 6:43 pm
» [SƠN DƯỢC] MỰC NƯỚNG
by RELAX Sun Feb 18, 2018 6:34 pm
» [SƠN DƯỢC] LÒNG HEO PHÁ LẤU
by RELAX Sun Feb 18, 2018 6:32 pm
» [Sơn Dược] LẨU CÁ
by RELAX Sun Feb 18, 2018 6:24 pm
» MỚI PHÁT HIỆN TRANG NÀY THƯỞNG 1 TRIỆU NÈ MẤY CHẾ
by sport06mkt Wed Jan 10, 2018 4:09 pm
» EM LÀ GIRL XINH RỒNG HỔ ĐÂY MẤY ANH
by sport06mkt Tue Jan 09, 2018 4:50 pm
» SẮP ĐẾN TẾT RỒI, CÁC BÁC CÓ CHUẨN BỊ GÌ CHƯA
by sport06mkt Mon Jan 08, 2018 4:04 pm
» MỜI MẤY ANH VÔ ĐĂNG KÍ CÙNG PÉ RỒNG HỔ ĐỂ TRÚNG 3 TRIỆU NÈ
by sport06mkt Fri Jan 05, 2018 4:32 pm
» ĂN CHƠI NGÀY TẾT NÈ, KIẾM THÊM THU NHẬP ĐI NÀO
by sport06mkt Thu Jan 04, 2018 4:36 pm
» ĐĂNG KÍ LÀ CÓ THƯỞNG AH, DỄ QUÁ ĐI THÔI
by sport06mkt Wed Jan 03, 2018 12:16 pm
» BẠN MUỐN CÓ TIỀN ĐI CHƠI TẾT – QUÁ DỄ LUÔN
by sport06mkt Tue Jan 02, 2018 3:45 pm
» HOT GIRL RỒNG HỔ XIN TẶNG MẤY ANH 100K TIỀN THƯỞNG SAU KHI ĐĂNG KÍ TÀI KHOẢN
by sport06mkt Fri Dec 29, 2017 3:54 pm
» CHƠI BẮN CÁ ĐỂ ĐƯỢC THƯỞNG 3 TRIỆU ĐI CHƠI TẾT
by sport06mkt Thu Dec 28, 2017 5:19 pm
» Ngựa hí ngàn dặm Trải nghiệm kinh hoàngggg
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:50 pm
» 10 Vận Động Viên Gian Lận Tại Thế Vận Hội Olympic
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:44 pm
» Wang Rong Rollin - Chick Chick (王蓉 - 小雞小雞) MV
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:30 pm
» BIG MOUTH (BM) BANAL NA ASO @ ZIRKOH MORATO
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:25 pm
» Bài hát khó hát nhất thế giới :)) THẤP THỎM (忐忑) ca sĩ CUNG LÂM NA (龔琳娜) [HD]
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:22 pm
» Top 5 bài khó hát nhất Thế giới
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:20 pm
» Bài hát siêu chất thánh nào hát lại được ^_^
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:18 pm
» Sặc cơm với tên khai sinh có 1 0 2 độc quyền của Việt Nam
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:12 pm
» 10 bài kiểm tra của học trò khiến giáo viên cười ra nước mắt
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:07 pm
» NGHỆ THUẬT VẼ 3D GÂY ẢO GIÁC CON TÊ GIÁC LUÔN
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 6:36 pm
» Những Kiệt Tác Vẽ Bậy Sách Giáo Khoa - 100 Hilariously Defaced Textbooks
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 6:33 pm
» 10 Người khiến Bill Gates cảm thấy TỦI THÂN vì NGHÈO QUÁ - Tốp 5 Kỳ Thú - Microsof
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 6:23 pm
» 7 Pha ướp xác dưới băng hài hước của động vật - khoảng khắc kỳ thú - Tốp 5 Kỳ Thú
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 6:18 pm
» ĐĂNG KÍ CÓ ĐƯỢC THƯỞNG ÍT NHẤT 3 TRIỆU NHOA NHOA
by sport06mkt Wed Dec 27, 2017 3:17 pm
» KIẾM TIỀN 3 TRIỆU ĐI CHƠI TẾT TÂY ĐI MẤY TÌNH YÊU ƠI
by sport06mkt Tue Dec 26, 2017 2:13 pm
» KIẾM 3.000.0000 TIỀN THƯỞNG KHI ĐĂNG KÍ NÀY
by sport06mkt Mon Dec 25, 2017 4:14 pm
» Wow, đăng kí là có cơ hội trúng iphone X nhen
by sport06mkt Fri Dec 22, 2017 3:39 pm
» HẤP DẪN LẮM ĐÓ NHA,ĐĂNG KÍ VỪA CÓ 100K VỪA ĐƯỢC ĐI CHƠI CÙNG HOT GIRL NOEL NÈ
by sport06mkt Thu Dec 21, 2017 3:38 pm
» Hương Tràm- Em Gái Mưa (Cover)- LyLy gần 4 tuổi
by Hương Như Wed Dec 20, 2017 9:21 pm
» Em mới kiếm được 1 triệu dễ dàng từ trang này nè mấy chế ơi
by sport06mkt Wed Dec 20, 2017 2:45 pm
» KIẾM 100K ĐI ĂN XÚC XÍCH NÈ
by sport06mkt Tue Dec 19, 2017 2:36 pm
» MOÁ ƠI, ĐĂNG KÍ LÀ CÓ NGAY 100K,DỄ THƯƠNG VÃI LUÔN
by sport06mkt Mon Dec 18, 2017 3:34 pm
» RỒNG HỔ LÊN MÂY – CÓ CÂY LÚC LẮC – HỎI THĂM 3 TRIỆU TIỀN THƯỞNG CÓ HAY CHƯA
by sport06mkt Fri Dec 15, 2017 11:39 am
» CHƠI BẮN CÁ, ĐƯỢC THƯỞNG 3 TRIỆU LIỀN À CÁCH CHƠI BẮN CÁ ĐƯỢC THƯỞNG 3 TRIỆU
by sport06mkt Thu Dec 14, 2017 5:45 pm
» CÓ VIP LÀ CÓ THƯỞNG – QUÀ TẶNG BAO LA
by sport06mkt Wed Dec 13, 2017 3:42 pm
» TRANG NÀY ĐẶC BIỆT QUÁ, TẠO TÀI KHOẢN CÓ THƯỞNG LUÔN
by sport06mkt Tue Dec 12, 2017 3:50 pm
» ƠN GIỜI CẬU ĐÂY RỒI 2015 | TẬP 12 - NGÔ KIẾN HUY & TRẤN THÀNH
by RELAX Mon Dec 11, 2017 10:38 pm
» Thầy tế Trấn Thành quyến rũ công chúa Ai Cập phản bội chồng con
by RELAX Mon Dec 11, 2017 9:49 pm
» ĐĂNG KÍ TÀI KHOẢN LÀ CÓ 1 TRIỆU LIỀN NHEN
by sport06mkt Mon Dec 11, 2017 4:17 pm
» Đĩa Bay Người Ngoài Hành Tinh Xuất Hiện Tại Malaysia
by RELAX Sat Dec 09, 2017 9:01 pm
» Bao Giờ Lấy Chồng? [OFFICIAL M/V]
by Thị Hến Sat Dec 09, 2017 8:36 pm
» Rằng Em Mãi Ở Bên [OFFICIAL M/V]
by Thị Hến Sat Dec 09, 2017 8:33 pm
» MỪNG GIÁNG SINH AN LÀNH – THƯỞNG 3 TRIỆU CHO AI ĐĂNG KÍ NÀO
by sport06mkt Fri Dec 08, 2017 4:23 pm
» NGỌN ĐUỐC TÀN (MT-159-160)
by Ntd Hoa Viên Thu Dec 07, 2017 5:16 pm
» NHANH TAY LÊN, ĐĂNG KÍ CÓ 3.000.000Đ
by sport06mkt Thu Dec 07, 2017 4:36 pm
» MR SIRO NGHE ĐI RỒI KHÓC ♪♪ Tuyển Tập Những Bài Hát Hay Nhất Của Mr Siro 2017
by lethuyhang Fri Dec 01, 2017 10:23 pm
Nghĩ về ca khúc Sài Gòn trước năm 1975
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Nghĩ về ca khúc Sài Gòn trước năm 1975
Hôm trước tôi cũng có đọc bài của tác giả Nguyễn Thụy Kha viết về những ca khúc trước 1975 ở miền Nam, và cũng thấy tác giả có vẻ hời hợt khi nhận xét về một nền tân nhạc mà tôi nghĩ là khá phong phú. Nhưng trách như thế chắc cũng không công bằng, bởi vì làm sao nhận xét cho đến nơi đến chốn bằng một bài viết ngắn. Dù gì đi nữa, tôi vẫn thấy thú vị khi đọc ý kiến của một người “miền ngoài” nhận xét về nhạc ở miền Nam.
Hôm nay, đọc thấy bài của bác Lê Quốc Trinh phàn nàn tác giả Thụy Kha đã chính trị hóa vấn đề (tôi hiểu vậy đúng không bác Trinh?) và không công bằng với nền tân nhạc miền Nam. Tôi cũng đồng ý với nhận xét của bác Trinh về sự không công bằng, nhưng tôi không chắc là tác giả Thụy Kha chính trị hóa vấn đề.
Các nhạc sĩ miền Bắc thường nhận xét rằng nhạc miền Nam “sến” và thiếu tính hàn lâm. Hình như bác Tô Hải có lần cũng nhận xét như thế. Thì đúng là có sến thật (điều này thì chẳng ai tranh cãi), nhưng tôi nghĩ nhạc sến cũng đáp ứng nhu cầu của đa số người dân lúc đó. Thử hỏi một chị bán bún riêu bên đường hay anh đạp xích lô mà nghe “Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt” thì chắc chẳng “phê” bằng nghe câu “Ước gì nhà mình chung vách, hai đứa mình thức trắng đêm nay.” :-)
Là người lớn lên dưới chế độ “Mĩ Ngụy” :-) và có thời ở lại sau 1975, tôi có nhận xét như thế này: nhạc thời trước 1975, tuy có yếu tố tuyên truyền, nhưng mang tính nhân bản hơn, phong phú hơn, và hấp dẫn hơn là nhạc miền Bắc. Cũng là “Tình ca”, nhưng tôi sao mê bài của Phạm Duy hơn là bài của Hoàng Việt. Nghe nhạc của Phó Đức Phương cũng thích lắm, nhưng tôi vẫn không bỏ được và thấy không mê hoặc bằng nhạc của Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng, Cung Tiến, v.v… Cho đến bây giờ, dù nền tân nhạc đó đã bị khai tử 35 năm, nhưng những ca khúc ra đời trong thời chiến đó vẫn còn sống trong người dân. Trong khi đó, những ca khúc “hùng tráng” với màu đỏ hình như rất ít ai ca, ngoại trừ trong những lúc họp đoàn thể hay chi bộ. Nếu lấy sự sống của ca khúc làm một thước đo về giá trị “vị nhân sinh”, tôi nghĩ sự tồn tại của những ca khúc thời trước 1975 là một minh chứng cho yếu tố nhân bản.
NVT
Ghi thêm ngày 12/5/2010: một bạn đọc gửi cho một đường link đến bài viết về nhạc lính thời trước 1975 ở đây: http://damau.org/archives/12005. Tôi chưa đọc hết, nhưng chỉ lướt qua thì thấy bài viết công phu hơn nhiều so với bài của tác giả Nguyễn Thụy Kha. Thành thật cám ơn bạn Tam Ho.
===
http://danluan.org/node/4953
Nghĩ gì về ca khúc Sài Gòn trước năm 1975
Lê Quốc Trinh
Tôi là một Việt kiều xa quê hương hơn 40 năm trời, nhưng trong tâm tư không bao giờ quên những hình ảnh quê nhà, nhất là những giai điệu tân nhạc mà tôi hằng ấp ủ say mê hồi còn ở miền Nam, trước năm 1975. Nhân đọc bài "Góc nhìn chiến tranh trong ca khúc SG trước 1975" của tác giả Nguyễn Thuỵ Kha đăng trên Tuần Việt Nam (21-04-2010), tôi cảm thấy tình cảm quê hương bị gián tiếp xúc phạm nặng nề, do đó cần thấy phải viết lên vài hàng góp ý với tác giả.
Trước hết xin nói rõ tôi chỉ là một kỹ sư quèn, say mê tân nhạc Việt Nam, kiến thức âm nhạc không dồi dào, nhưng cũng tạm đủ để trao đổi, tôi xin các nhạc sĩ yêu mến thời VNCH (những người quá cố và những người còn sống hiện nay trong nước và hải ngoại) cho phép tôi "múa rìu qua mắt thợ" một lần.
Đọc lướt qua bài "Góc nhìn chiến tranh trong ca khúc SG trước 1975" tôi có cảm tưởng tác giả Nguyễn Thuỵ Kha cố tình diễn giải vấn đề dưới một cái nhìn chính trị chủ quan một chiều rất dễ bị độc giả thuộc giới am tường người ta đánh giá là thô thiển. Mở đầu là một câu phân biệt thể chế chính trị hai miền: "Sau hiệp định Geneve 20/07/1954, ...Ở miền Bắc là Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Ở miền Nam là chính quyền Việt Nam Cộng Hoà". Cách phân biệt này cho thấy ngay tính chất giả dối của chính sách "hoà hợp hoà giải dân tộc" như thế nào trên một website của Nhà Nước.
Có lẽ đứng trên quan điểm một "giải phóng quân" mà tác giả đã phân định tình hình "âm nhạc chiến tranh" ở miền Nam thành ba giai đoạn trước 1975, như sau:
- Giai đoạn thứ nhất, từ 20/07/1954 đến 20/12/1960: Ngày thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam;
- Giai đoạn thứ hai, từ 20/12/1960 đến 1965: Khi Mỹ đổ quân ồ ạt vào các vùng chiến thuật;
- Giai đoạn thứ ba, từ 1965 đến 30/04/1975: Ngày thống nhất đất nước;
Hãy tiếp tục đọc để xem tình hình âm nhạc miền Nam phát triển ra sao theo nhịp độ "giải phóng đất nước".
Giai đoạn thứ nhất (20/07/1954 đến 20/12/1960):
Tác giả kể tên một số nhạc sĩ có tên tuổi ở miền Nam, sống và sáng tác dưới chính thể VNCH như: Phạm Duy, Hoàng Thi Thơ, Anh Bằng, Chung Quân ...hay các nhạc sĩ tham gia quân đội như Lam Phương, Anh Việt, Văn Phụng, Nguyễn Văn Đông ...nhưng tuyệt nhiên không nghe tác giả nhắc gì về những nhạc sĩ "sống và chiến đấu trong bưng theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam”. Có thể đây là một thiếu sót của tác giả hay vì sự thật là ...không có (?). Tiếp theo, tác giả đã có vài đoạn ca ngợi các nhạc sĩ miền Nam để nói lên sự thật rằng: "các nhạc sĩ miền Nam (VNCH) sáng tác nhạc ca ngợi người lính VNCH trong nhiệm vụ bảo vệ đất đai và bảo vệ cuộc sống thanh bình của thường dân". Chỉ tiếc là tác giả không giải thích vì lý do gì mà người lính VNCH lại phải gian khổ nhọc nhằn như thế? Ai đã xâm phạm đất đai miền Nam? Ai đã đe doạ cuộc sống người dân miền Nam? Tiếc thật, bài viết quá ngắn nên không biểu lộ hết ý tác giả.
Tiếp theo đó, tác giả nhận xét nhạc VN trong giai đoạn 1: "Những giai điệu không khoẻ khoắn lắm nhưng cũng đầy những cảm xúc với ca từ: "Người đi khu chiến thương người hậu phương - Thương màu áo gửi ra sa trường ..."(Chiều Mưa Biên Giới, Nguyễn Văn Đông). Đọc đến đây thì tôi cảm thấy hơi lùng bùng khó hiểu: thế nào là giai điệu khoẻ khoắn? Phải chăng ý tác giả muốn nói nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông hơi uỷ mỵ, không dám đưa những ca từ "mạnh bạo, dũng cảm, sắt máu" vào giai điệu nhạc giống như nhạc miền Bắc (ví dụ: Bác Cùng Chúng Cháu Hành Quân, Giải Phóng Miền Nam). Thực ra thời buổi đó xuất hiện rất nhiều bản hùng ca, nhạc vui, nhạc tình cảm quê hương, mang tính chất vui tươi khoẻ mạnh động viên thanh thiếu niên yêu quê hương đất nước, ví dụ: Khoẻ Vì Nước, Quyết Tiến, Học Sinh Hành Khúc, Việt Nam Minh Châu Trời Đông, Hè Về, Rạng Đông, Nhạc Rừng Khuya, Khúc Ca Mùa Hè, Bức Hoạ Đồng Quê, Khúc Ca Ngày Mùa, Hương Lúa Miền Nam, Miền Nam Mưa Nắng Hai Mùa, Khúc Hát An Tình, Tình Quê Hương, Nắng Chiều, Hoa Soan Bên Thềm Cũ, Chiều Biên Khu, Lá Thư Người Chiến Sĩ, Thương Người Chiến Binh, Cung Đàn Muôn Điệu, Đoàn Người Lữ Thứ, vv...mà tác giả cố ý bỏ quên chăng? Tác giả không biết rằng thời đó, nhiều bản hùng ca, hay Sử Ca sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (thập niên 40-50), trong Nam được hát tự do thoải mái, nhưng ngoài Bắc thì cấm tuyệt (ví dụ: Hội Nghị Diên Hồng, Bạch Đằng Giang, Trên Sông Bạch Đằng, Nước Non Lam Sơn, Đêm Mê Linh, Đêm Lam Sơn, Bóng Cờ Lau, Ải Chi Lăng, Trưng Nữ Vương).
Tác giả nhắc sơ qua vài bài ca khí thế hùng mạnh, giai điệu sục sôi trong hàng ngũ quân giải phóng, như "Hành Khúc Giải Phóng", "Bài Hát Giải Phóng Quân", "Giờ Hành Động" ...ô hay! Chí có thế thôi sao? Rồi dựa lên đó tác giả quay lại phê phán nhạc SaiGon thời đó yểu điệu, yếu ớt, than vãn, thở than qua vài ca khúc như: Tiễn Bước Sang Ngang (Hoàng Trọng), Hương Xưa (Cung Tiến), Tình Anh Lính Chiến (Lam Phương) và Bến Hàn Giang (Dương Thiệu Tước). Như vậy tác giả chắc chưa từng nghe những ca khúc mang tính chiến đấu mạnh hơn và tình cảm hơn, ví dụ "Anh Đi Chiến Dịch" của Phạm Đình Chương (Anh đi chiến dịch xa vời; Lòng súng nhân đạo cứu người lầm than; Thương dân nghèo, ruộng hoang cỏ cháy; Thấy nỗi xót xa của kiếp đoạ đầy ... Anh đi!). Bài này tôi đột nhiên được nghe phát thanh ầm ỹ trong một quán cà phê hồi về thăm nhà ở tp HCM (2008), đối diện là trụ sở Uỷ Ban Nhân Dân Phường, vừa uống cà phê sữa đá vừa thưởng thức nhạc SG (trước 1975) trong một bối cảnh XHCN 2008. Tâm trạng vui buồn khó tả!
Thực sự, giới nghệ sĩ miền Nam thời đó sống dưới chính thể VNCH được hưởng bầu không khí tự do dân chủ thoải mái, cho nên họ sáng tác nhạc với hết cả tấm lòng yêu quê hương đất nước, yêu đồng loại, họ đâu có bị ép buộc gò bó trong những khuôn khổ cứng ngắc, do đó không thể nào tìm thấy những giọng điệu "khát máu, tràn đầy hận thù, máu kêu trả máu, đầu kêu trả đầu" giống như nhạc ngoài Bắc thời chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
Giai đoạn thứ hai (1960-1965):
Lạ thật! Tôi chẳng tìm thấy chi tiết nào do tác giả trình bày trong giai đọan "can thiệp của quân đội Mỹ" vào miền Nam. Chẳng lẽ tác giả cố tình quên hay bị "báo chí lề phải" kiểm duyệt gắt gao mà tự nhiên để chừa một khoảng trống khá lớn trong bài viết ... thôi thì tôi đành bỏ qua "giai đoạn 2" để đọc kế tiếp "giai đoạn thứ ba".
Giai đoạn thứ ba (1965-1975):
Xin phép trích nguyên si đoạn văn này để quý vị độc giả thưởng thức:
-"Giai đoạn thứ ba, trong khi cả miền Bắc vừa chống chiến tranh phá hoại bằng không lực Mỹ, vừa dốc lòng dốc sức chi viện miền Nam giành độc lập và thống nhất tổ quốc trong một không khí âm nhạc hừng hực ý chí chiến đấu và phải nhận thấy rằng đó là thứ âm nhạc cực "rock", thì tâm tư người lính Việt Nam Cộng Hoà, người dân miền Nam nhìn vào cuộc chiến tranh tàn khốc này bị phân hoá đến cực độ".
Nghe tác giả nhận xét nhạc miền Bắc thời chiến là một thứ cực "rock", tôi rất ư ngạc nhiên, chẳng hiểu "rock" ở đây có nghĩa gì? Nghĩa tốt hay nghĩa xấu? Tác giả có thể giải thích rõ ràng chăng? Còn nhận định rằng "nhạc miền Nam bị phân hoá cực độ" thì tôi có thể góp ý vài giòng. Kể từ khi quân đội Mỹ chính thức đổ bộ xuống Đà Nẵng, công khai tham gia các trận chiến cùng với sự hiện diện của các nước khác (Nam Hàn, Úc, Tân Tây Lan) thì bầu không khí tang tóc bắt đầu tràn ngập thành thị, rồi nhiều phong trào học sinh sinh viên nổi lên đòi hỏi chấm dứt chiến tranh, nhạc phản chiến xuất hiện cùng lúc với nhạc tình ca, nhạc sến (Bolero, Rumba, Slow Rock), gây nên một tình trạng không đồng nhất, không có đuờng hướng chung rõ rệt, chứ không có nghĩa là phân hoá. Tác giả đã đứng trên lập trường một "đảng viên CS" hay "giải phóng quân" nhận xét theo chiều hướng tuyên truyền cứng ngắc, nói thế thì thử hỏi hiện nay nền tân nhạc ở VN đi về đâu so với thời kỳ trước 1975? Nhạc "giải phóng quân miền Nam" ra sao sau ngày lịch sử 30-04-1975? Tình trạng âm nhạc miền Bắc ra sao sau ngày Giải Phóng 30-04-1975? Tôi sẽ có một bài khác trình bày chi tiết về chủ đề này.
Bây giờ, thử đặt một giả thuyết rằng nếu tất cả văn nghệ sĩ, nhạc sĩ và toàn thể dân chúng miền Nam nhất quyết "chiến đấu chống Cộng tới giọt máu cuối cùng", tất cả mọi bài ca đều mang tính chất "sắt thép, máu, lửa, hận thù sôi sục" thì chưa hẳn tình hình biến đổi nhanh chóng như ngày 30-04-1975. Hãy nhìn sang tình hình nước Đại Hàn hồi giữa thập niên 50, trận tử thủ ở bên bờ sông Lục Đầu, nếu không có TQ can thiệp bằng chiến thuật "biển người cuồng tín" tràn qua biên giới thì tình đã thế khác hẳn. Vậy thì đề nghị tác giả Nguyễn Thuỵ Kha đừng nên suy luận kiểu một chiều như vậy, đừng nên kiêu ngạo đứng trên tư thế kẻ chiến thắng để đè bẹp dân tộc, có hay ho gì đâu khi hai miền xung đột nội chiến, để cho mọi thế lực cường quốc hưởng lợi trên thân xác nhân dân VN. Rồi đây lịch sử sẽ vạch trần sự thật cho thấy ai là kẻ hiếu chiến, ai là kẻ phản quốc "cõng rắn cắn gà nhà", trào lưu truyền thông phổ biến trên mọi Trang Mạng Internet chính là tiếng nói chân thật nhất của mỗi người dân, sẽ chấm dứt thời kỳ tuyên truyền một chiều, bưng bít thông tin của chế độ Cộng Sản.
"Những ca khúc da vàng"
Đến đây đột nhiên tác giả chuyển hướng đề cập đến phong trào "Ca khúc da vàng" mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người chủ xướng từ đầu thập niên 60. Có một chi tiết làm cho tôi bật phì cười, không hiểu tác giả lý luận ra sao mà dám nói rằng “tình khúc Nhìn Những Mùa Thu Đi của họ Trịnh, dịu dàng nhưng mới mẻ, đã tiếp sức cho học sinh, sinh viên Huế kiên cường đấu tranh chống đàn áp Phật tử năm 1963”. Tôi đề nghị tác giả phân tích bài ca "Nhìn Những Mùa Thu Đi" cho biết yếu tố nào, cụm từ nào đã động viên tinh thần tranh đấu của học sinh, sinh viên Huế chống Pháp Nạn thời đó (1963)?
Tác giả có vẻ tâng bốc họ Trịnh quá sa đà, đến độ viết như sau: "Khi dạy học ở Bảo Lộc, việc Mỹ đổ quân vào miền Nam và đánh phá miền Bắc đã khiến Trịnh Công Sơn có một kỳ nghỉ hè như bị cuông bức. Ông đã trốn vào rừng sâu để viết ra tập "Ca khúc da vàng" với khát vọng hoà bình chát bỏng. Năm 1967, ông đã xuất bản lậu tập ca khúc này ở SaiGon và cùng Khánh Ly đi du ca kêu gọi hoà bình. Chính góc nhìn này đã hoà nhập Trịnh Công Sơn vào phong trào "Hát cho đông bào tôi nghe" rừng rực".
Tôi đã từng nghe những ca khúc da vàng nóng bỏng đó, nhất là bài "Gia Tài Của Mẹ", "Huế SaiGon Hà Nội", hay "Người Con Gái Việt Nam Da Vàng", và rõ ràng giòng nhạc họ Trịnh được truyền bá sâu rộng trong giới trẻ thời đó, không hề bị ngăn cấm, tập nhạc này được chính quyền VNCH cho xuất bản tự do, làm gì có chuyện "in lậu". Sau cùng tác giả đưa ra nhận định rằng: "Có lẽ nhờ vậy mà sau 30/04/1975, giữa những ca khúc một thời loang ra miền Bắc, Trịnh Công Sơn vẫn là nỗi ám ảnh đáng kể nhất". Ám ảnh ai? dân chúng miền Bắc? hay chính quyền CS miền Bắc? Tại sao bị ám ảnh? Tôi biết rõ rằng giờ đây, mỗi lần giới nghệ sĩ Việt Nam trong nước mỗi lần muốn tổ chức ngày lễ "giỗ Trịnh Công Sơn" vẫn thường phải long trọng xin phép chính quyền, đệ trình một danh sách những ca khúc để cho chính quyền kiểm duyệt, và đương nhiên nhiều ca khúc TCS hãy còn bị "cấm phổ biến" ở Việt Nam hiện nay. Giờ đây, trong bối cảnh xã hội VN đang bị suy thoái, vấn nạn đạo văn, đạo nhạc, đạo tranh, đạo sách lan tràn khắp nơi, lớp trẻ nhà giàu được gửi học trường ngoại ngữ đắt tiền, nói tiếng Anh, tiếng Pháp như gió, nhưng lại không biết viết tên VN của mình ra sao, do đó khi ngồi nghe bản nhạc "Gia Tài Của Mẹ" tôi mới thấm thía nỗi đau của một dân tộc đang đánh mất dần bản sắc: "Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu; Một trăm năm nô lệ giặc Tây; Hai mươi năm nội chiến từng ngày; Gia tài của Mẹ: một bọn lai căng; Gia tài của Mẹ: một lũ bội tình".
Kết luận:
Bài viết "Góc nhìn chiến tranh trong ca khúc SG trước 1975" của Nguyễn Thuy Kha trình bày quá nhiều sơ hở, ý tưởng rời rạc, mâu thuẫn mang cảm quan của một người không sống thật trong xã hội miền Nam thời kỳ chiến tranh, nhiều nhận xét quá phiếm diện, đưa đến nhiều sai lầm ngộ nhận về một nền âm nhạc cực thịnh của đất nước.
Trong khuôn khổ bài phê bình này, tôi chỉ có thể phản hồi những ý tưởng của tác giả Nguyễn Thuy Kha, hy vọng rằng trong một bài khác tôi sẽ trình bày rõ hơn quan điểm của tôi, một người sống và say mê âm nhạc miền Nam thời kỳ trước 1975.
Lê Quốc Trinh, kỹ sư Canada (Quebec, 05/05/2010)
Hôm nay, đọc thấy bài của bác Lê Quốc Trinh phàn nàn tác giả Thụy Kha đã chính trị hóa vấn đề (tôi hiểu vậy đúng không bác Trinh?) và không công bằng với nền tân nhạc miền Nam. Tôi cũng đồng ý với nhận xét của bác Trinh về sự không công bằng, nhưng tôi không chắc là tác giả Thụy Kha chính trị hóa vấn đề.
Các nhạc sĩ miền Bắc thường nhận xét rằng nhạc miền Nam “sến” và thiếu tính hàn lâm. Hình như bác Tô Hải có lần cũng nhận xét như thế. Thì đúng là có sến thật (điều này thì chẳng ai tranh cãi), nhưng tôi nghĩ nhạc sến cũng đáp ứng nhu cầu của đa số người dân lúc đó. Thử hỏi một chị bán bún riêu bên đường hay anh đạp xích lô mà nghe “Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt” thì chắc chẳng “phê” bằng nghe câu “Ước gì nhà mình chung vách, hai đứa mình thức trắng đêm nay.” :-)
Là người lớn lên dưới chế độ “Mĩ Ngụy” :-) và có thời ở lại sau 1975, tôi có nhận xét như thế này: nhạc thời trước 1975, tuy có yếu tố tuyên truyền, nhưng mang tính nhân bản hơn, phong phú hơn, và hấp dẫn hơn là nhạc miền Bắc. Cũng là “Tình ca”, nhưng tôi sao mê bài của Phạm Duy hơn là bài của Hoàng Việt. Nghe nhạc của Phó Đức Phương cũng thích lắm, nhưng tôi vẫn không bỏ được và thấy không mê hoặc bằng nhạc của Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng, Cung Tiến, v.v… Cho đến bây giờ, dù nền tân nhạc đó đã bị khai tử 35 năm, nhưng những ca khúc ra đời trong thời chiến đó vẫn còn sống trong người dân. Trong khi đó, những ca khúc “hùng tráng” với màu đỏ hình như rất ít ai ca, ngoại trừ trong những lúc họp đoàn thể hay chi bộ. Nếu lấy sự sống của ca khúc làm một thước đo về giá trị “vị nhân sinh”, tôi nghĩ sự tồn tại của những ca khúc thời trước 1975 là một minh chứng cho yếu tố nhân bản.
NVT
Ghi thêm ngày 12/5/2010: một bạn đọc gửi cho một đường link đến bài viết về nhạc lính thời trước 1975 ở đây: http://damau.org/archives/12005. Tôi chưa đọc hết, nhưng chỉ lướt qua thì thấy bài viết công phu hơn nhiều so với bài của tác giả Nguyễn Thụy Kha. Thành thật cám ơn bạn Tam Ho.
===
http://danluan.org/node/4953
Nghĩ gì về ca khúc Sài Gòn trước năm 1975
Lê Quốc Trinh
Tôi là một Việt kiều xa quê hương hơn 40 năm trời, nhưng trong tâm tư không bao giờ quên những hình ảnh quê nhà, nhất là những giai điệu tân nhạc mà tôi hằng ấp ủ say mê hồi còn ở miền Nam, trước năm 1975. Nhân đọc bài "Góc nhìn chiến tranh trong ca khúc SG trước 1975" của tác giả Nguyễn Thuỵ Kha đăng trên Tuần Việt Nam (21-04-2010), tôi cảm thấy tình cảm quê hương bị gián tiếp xúc phạm nặng nề, do đó cần thấy phải viết lên vài hàng góp ý với tác giả.
Trước hết xin nói rõ tôi chỉ là một kỹ sư quèn, say mê tân nhạc Việt Nam, kiến thức âm nhạc không dồi dào, nhưng cũng tạm đủ để trao đổi, tôi xin các nhạc sĩ yêu mến thời VNCH (những người quá cố và những người còn sống hiện nay trong nước và hải ngoại) cho phép tôi "múa rìu qua mắt thợ" một lần.
Đọc lướt qua bài "Góc nhìn chiến tranh trong ca khúc SG trước 1975" tôi có cảm tưởng tác giả Nguyễn Thuỵ Kha cố tình diễn giải vấn đề dưới một cái nhìn chính trị chủ quan một chiều rất dễ bị độc giả thuộc giới am tường người ta đánh giá là thô thiển. Mở đầu là một câu phân biệt thể chế chính trị hai miền: "Sau hiệp định Geneve 20/07/1954, ...Ở miền Bắc là Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Ở miền Nam là chính quyền Việt Nam Cộng Hoà". Cách phân biệt này cho thấy ngay tính chất giả dối của chính sách "hoà hợp hoà giải dân tộc" như thế nào trên một website của Nhà Nước.
Có lẽ đứng trên quan điểm một "giải phóng quân" mà tác giả đã phân định tình hình "âm nhạc chiến tranh" ở miền Nam thành ba giai đoạn trước 1975, như sau:
- Giai đoạn thứ nhất, từ 20/07/1954 đến 20/12/1960: Ngày thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam;
- Giai đoạn thứ hai, từ 20/12/1960 đến 1965: Khi Mỹ đổ quân ồ ạt vào các vùng chiến thuật;
- Giai đoạn thứ ba, từ 1965 đến 30/04/1975: Ngày thống nhất đất nước;
Hãy tiếp tục đọc để xem tình hình âm nhạc miền Nam phát triển ra sao theo nhịp độ "giải phóng đất nước".
Giai đoạn thứ nhất (20/07/1954 đến 20/12/1960):
Tác giả kể tên một số nhạc sĩ có tên tuổi ở miền Nam, sống và sáng tác dưới chính thể VNCH như: Phạm Duy, Hoàng Thi Thơ, Anh Bằng, Chung Quân ...hay các nhạc sĩ tham gia quân đội như Lam Phương, Anh Việt, Văn Phụng, Nguyễn Văn Đông ...nhưng tuyệt nhiên không nghe tác giả nhắc gì về những nhạc sĩ "sống và chiến đấu trong bưng theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam”. Có thể đây là một thiếu sót của tác giả hay vì sự thật là ...không có (?). Tiếp theo, tác giả đã có vài đoạn ca ngợi các nhạc sĩ miền Nam để nói lên sự thật rằng: "các nhạc sĩ miền Nam (VNCH) sáng tác nhạc ca ngợi người lính VNCH trong nhiệm vụ bảo vệ đất đai và bảo vệ cuộc sống thanh bình của thường dân". Chỉ tiếc là tác giả không giải thích vì lý do gì mà người lính VNCH lại phải gian khổ nhọc nhằn như thế? Ai đã xâm phạm đất đai miền Nam? Ai đã đe doạ cuộc sống người dân miền Nam? Tiếc thật, bài viết quá ngắn nên không biểu lộ hết ý tác giả.
Tiếp theo đó, tác giả nhận xét nhạc VN trong giai đoạn 1: "Những giai điệu không khoẻ khoắn lắm nhưng cũng đầy những cảm xúc với ca từ: "Người đi khu chiến thương người hậu phương - Thương màu áo gửi ra sa trường ..."(Chiều Mưa Biên Giới, Nguyễn Văn Đông). Đọc đến đây thì tôi cảm thấy hơi lùng bùng khó hiểu: thế nào là giai điệu khoẻ khoắn? Phải chăng ý tác giả muốn nói nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông hơi uỷ mỵ, không dám đưa những ca từ "mạnh bạo, dũng cảm, sắt máu" vào giai điệu nhạc giống như nhạc miền Bắc (ví dụ: Bác Cùng Chúng Cháu Hành Quân, Giải Phóng Miền Nam). Thực ra thời buổi đó xuất hiện rất nhiều bản hùng ca, nhạc vui, nhạc tình cảm quê hương, mang tính chất vui tươi khoẻ mạnh động viên thanh thiếu niên yêu quê hương đất nước, ví dụ: Khoẻ Vì Nước, Quyết Tiến, Học Sinh Hành Khúc, Việt Nam Minh Châu Trời Đông, Hè Về, Rạng Đông, Nhạc Rừng Khuya, Khúc Ca Mùa Hè, Bức Hoạ Đồng Quê, Khúc Ca Ngày Mùa, Hương Lúa Miền Nam, Miền Nam Mưa Nắng Hai Mùa, Khúc Hát An Tình, Tình Quê Hương, Nắng Chiều, Hoa Soan Bên Thềm Cũ, Chiều Biên Khu, Lá Thư Người Chiến Sĩ, Thương Người Chiến Binh, Cung Đàn Muôn Điệu, Đoàn Người Lữ Thứ, vv...mà tác giả cố ý bỏ quên chăng? Tác giả không biết rằng thời đó, nhiều bản hùng ca, hay Sử Ca sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (thập niên 40-50), trong Nam được hát tự do thoải mái, nhưng ngoài Bắc thì cấm tuyệt (ví dụ: Hội Nghị Diên Hồng, Bạch Đằng Giang, Trên Sông Bạch Đằng, Nước Non Lam Sơn, Đêm Mê Linh, Đêm Lam Sơn, Bóng Cờ Lau, Ải Chi Lăng, Trưng Nữ Vương).
Tác giả nhắc sơ qua vài bài ca khí thế hùng mạnh, giai điệu sục sôi trong hàng ngũ quân giải phóng, như "Hành Khúc Giải Phóng", "Bài Hát Giải Phóng Quân", "Giờ Hành Động" ...ô hay! Chí có thế thôi sao? Rồi dựa lên đó tác giả quay lại phê phán nhạc SaiGon thời đó yểu điệu, yếu ớt, than vãn, thở than qua vài ca khúc như: Tiễn Bước Sang Ngang (Hoàng Trọng), Hương Xưa (Cung Tiến), Tình Anh Lính Chiến (Lam Phương) và Bến Hàn Giang (Dương Thiệu Tước). Như vậy tác giả chắc chưa từng nghe những ca khúc mang tính chiến đấu mạnh hơn và tình cảm hơn, ví dụ "Anh Đi Chiến Dịch" của Phạm Đình Chương (Anh đi chiến dịch xa vời; Lòng súng nhân đạo cứu người lầm than; Thương dân nghèo, ruộng hoang cỏ cháy; Thấy nỗi xót xa của kiếp đoạ đầy ... Anh đi!). Bài này tôi đột nhiên được nghe phát thanh ầm ỹ trong một quán cà phê hồi về thăm nhà ở tp HCM (2008), đối diện là trụ sở Uỷ Ban Nhân Dân Phường, vừa uống cà phê sữa đá vừa thưởng thức nhạc SG (trước 1975) trong một bối cảnh XHCN 2008. Tâm trạng vui buồn khó tả!
Thực sự, giới nghệ sĩ miền Nam thời đó sống dưới chính thể VNCH được hưởng bầu không khí tự do dân chủ thoải mái, cho nên họ sáng tác nhạc với hết cả tấm lòng yêu quê hương đất nước, yêu đồng loại, họ đâu có bị ép buộc gò bó trong những khuôn khổ cứng ngắc, do đó không thể nào tìm thấy những giọng điệu "khát máu, tràn đầy hận thù, máu kêu trả máu, đầu kêu trả đầu" giống như nhạc ngoài Bắc thời chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
Giai đoạn thứ hai (1960-1965):
Lạ thật! Tôi chẳng tìm thấy chi tiết nào do tác giả trình bày trong giai đọan "can thiệp của quân đội Mỹ" vào miền Nam. Chẳng lẽ tác giả cố tình quên hay bị "báo chí lề phải" kiểm duyệt gắt gao mà tự nhiên để chừa một khoảng trống khá lớn trong bài viết ... thôi thì tôi đành bỏ qua "giai đoạn 2" để đọc kế tiếp "giai đoạn thứ ba".
Giai đoạn thứ ba (1965-1975):
Xin phép trích nguyên si đoạn văn này để quý vị độc giả thưởng thức:
-"Giai đoạn thứ ba, trong khi cả miền Bắc vừa chống chiến tranh phá hoại bằng không lực Mỹ, vừa dốc lòng dốc sức chi viện miền Nam giành độc lập và thống nhất tổ quốc trong một không khí âm nhạc hừng hực ý chí chiến đấu và phải nhận thấy rằng đó là thứ âm nhạc cực "rock", thì tâm tư người lính Việt Nam Cộng Hoà, người dân miền Nam nhìn vào cuộc chiến tranh tàn khốc này bị phân hoá đến cực độ".
Nghe tác giả nhận xét nhạc miền Bắc thời chiến là một thứ cực "rock", tôi rất ư ngạc nhiên, chẳng hiểu "rock" ở đây có nghĩa gì? Nghĩa tốt hay nghĩa xấu? Tác giả có thể giải thích rõ ràng chăng? Còn nhận định rằng "nhạc miền Nam bị phân hoá cực độ" thì tôi có thể góp ý vài giòng. Kể từ khi quân đội Mỹ chính thức đổ bộ xuống Đà Nẵng, công khai tham gia các trận chiến cùng với sự hiện diện của các nước khác (Nam Hàn, Úc, Tân Tây Lan) thì bầu không khí tang tóc bắt đầu tràn ngập thành thị, rồi nhiều phong trào học sinh sinh viên nổi lên đòi hỏi chấm dứt chiến tranh, nhạc phản chiến xuất hiện cùng lúc với nhạc tình ca, nhạc sến (Bolero, Rumba, Slow Rock), gây nên một tình trạng không đồng nhất, không có đuờng hướng chung rõ rệt, chứ không có nghĩa là phân hoá. Tác giả đã đứng trên lập trường một "đảng viên CS" hay "giải phóng quân" nhận xét theo chiều hướng tuyên truyền cứng ngắc, nói thế thì thử hỏi hiện nay nền tân nhạc ở VN đi về đâu so với thời kỳ trước 1975? Nhạc "giải phóng quân miền Nam" ra sao sau ngày lịch sử 30-04-1975? Tình trạng âm nhạc miền Bắc ra sao sau ngày Giải Phóng 30-04-1975? Tôi sẽ có một bài khác trình bày chi tiết về chủ đề này.
Bây giờ, thử đặt một giả thuyết rằng nếu tất cả văn nghệ sĩ, nhạc sĩ và toàn thể dân chúng miền Nam nhất quyết "chiến đấu chống Cộng tới giọt máu cuối cùng", tất cả mọi bài ca đều mang tính chất "sắt thép, máu, lửa, hận thù sôi sục" thì chưa hẳn tình hình biến đổi nhanh chóng như ngày 30-04-1975. Hãy nhìn sang tình hình nước Đại Hàn hồi giữa thập niên 50, trận tử thủ ở bên bờ sông Lục Đầu, nếu không có TQ can thiệp bằng chiến thuật "biển người cuồng tín" tràn qua biên giới thì tình đã thế khác hẳn. Vậy thì đề nghị tác giả Nguyễn Thuỵ Kha đừng nên suy luận kiểu một chiều như vậy, đừng nên kiêu ngạo đứng trên tư thế kẻ chiến thắng để đè bẹp dân tộc, có hay ho gì đâu khi hai miền xung đột nội chiến, để cho mọi thế lực cường quốc hưởng lợi trên thân xác nhân dân VN. Rồi đây lịch sử sẽ vạch trần sự thật cho thấy ai là kẻ hiếu chiến, ai là kẻ phản quốc "cõng rắn cắn gà nhà", trào lưu truyền thông phổ biến trên mọi Trang Mạng Internet chính là tiếng nói chân thật nhất của mỗi người dân, sẽ chấm dứt thời kỳ tuyên truyền một chiều, bưng bít thông tin của chế độ Cộng Sản.
"Những ca khúc da vàng"
Đến đây đột nhiên tác giả chuyển hướng đề cập đến phong trào "Ca khúc da vàng" mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người chủ xướng từ đầu thập niên 60. Có một chi tiết làm cho tôi bật phì cười, không hiểu tác giả lý luận ra sao mà dám nói rằng “tình khúc Nhìn Những Mùa Thu Đi của họ Trịnh, dịu dàng nhưng mới mẻ, đã tiếp sức cho học sinh, sinh viên Huế kiên cường đấu tranh chống đàn áp Phật tử năm 1963”. Tôi đề nghị tác giả phân tích bài ca "Nhìn Những Mùa Thu Đi" cho biết yếu tố nào, cụm từ nào đã động viên tinh thần tranh đấu của học sinh, sinh viên Huế chống Pháp Nạn thời đó (1963)?
Tác giả có vẻ tâng bốc họ Trịnh quá sa đà, đến độ viết như sau: "Khi dạy học ở Bảo Lộc, việc Mỹ đổ quân vào miền Nam và đánh phá miền Bắc đã khiến Trịnh Công Sơn có một kỳ nghỉ hè như bị cuông bức. Ông đã trốn vào rừng sâu để viết ra tập "Ca khúc da vàng" với khát vọng hoà bình chát bỏng. Năm 1967, ông đã xuất bản lậu tập ca khúc này ở SaiGon và cùng Khánh Ly đi du ca kêu gọi hoà bình. Chính góc nhìn này đã hoà nhập Trịnh Công Sơn vào phong trào "Hát cho đông bào tôi nghe" rừng rực".
Tôi đã từng nghe những ca khúc da vàng nóng bỏng đó, nhất là bài "Gia Tài Của Mẹ", "Huế SaiGon Hà Nội", hay "Người Con Gái Việt Nam Da Vàng", và rõ ràng giòng nhạc họ Trịnh được truyền bá sâu rộng trong giới trẻ thời đó, không hề bị ngăn cấm, tập nhạc này được chính quyền VNCH cho xuất bản tự do, làm gì có chuyện "in lậu". Sau cùng tác giả đưa ra nhận định rằng: "Có lẽ nhờ vậy mà sau 30/04/1975, giữa những ca khúc một thời loang ra miền Bắc, Trịnh Công Sơn vẫn là nỗi ám ảnh đáng kể nhất". Ám ảnh ai? dân chúng miền Bắc? hay chính quyền CS miền Bắc? Tại sao bị ám ảnh? Tôi biết rõ rằng giờ đây, mỗi lần giới nghệ sĩ Việt Nam trong nước mỗi lần muốn tổ chức ngày lễ "giỗ Trịnh Công Sơn" vẫn thường phải long trọng xin phép chính quyền, đệ trình một danh sách những ca khúc để cho chính quyền kiểm duyệt, và đương nhiên nhiều ca khúc TCS hãy còn bị "cấm phổ biến" ở Việt Nam hiện nay. Giờ đây, trong bối cảnh xã hội VN đang bị suy thoái, vấn nạn đạo văn, đạo nhạc, đạo tranh, đạo sách lan tràn khắp nơi, lớp trẻ nhà giàu được gửi học trường ngoại ngữ đắt tiền, nói tiếng Anh, tiếng Pháp như gió, nhưng lại không biết viết tên VN của mình ra sao, do đó khi ngồi nghe bản nhạc "Gia Tài Của Mẹ" tôi mới thấm thía nỗi đau của một dân tộc đang đánh mất dần bản sắc: "Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu; Một trăm năm nô lệ giặc Tây; Hai mươi năm nội chiến từng ngày; Gia tài của Mẹ: một bọn lai căng; Gia tài của Mẹ: một lũ bội tình".
Kết luận:
Bài viết "Góc nhìn chiến tranh trong ca khúc SG trước 1975" của Nguyễn Thuy Kha trình bày quá nhiều sơ hở, ý tưởng rời rạc, mâu thuẫn mang cảm quan của một người không sống thật trong xã hội miền Nam thời kỳ chiến tranh, nhiều nhận xét quá phiếm diện, đưa đến nhiều sai lầm ngộ nhận về một nền âm nhạc cực thịnh của đất nước.
Trong khuôn khổ bài phê bình này, tôi chỉ có thể phản hồi những ý tưởng của tác giả Nguyễn Thuy Kha, hy vọng rằng trong một bài khác tôi sẽ trình bày rõ hơn quan điểm của tôi, một người sống và say mê âm nhạc miền Nam thời kỳ trước 1975.
Lê Quốc Trinh, kỹ sư Canada (Quebec, 05/05/2010)
Cây Bút Lạ- Bạn thân tình
- Tổng số bài gửi : 219
Mỹ Kim : 529
Join date : 07/12/2009
Similar topics
» Tấu khúc tương tư khúc nhạc lòng
» Việt Nam Sử Lược - Trần Trọng Kim: Nhà Triệu (207 - 111 trước Tây-Lịch) Nhà Triệu (207 - 111 trước Tây-Lịch)
» Căn nhà ngoại ô. - Kim Loan ( pre 1975 )
» Cuộc sống của người dân miền Nam sau khi di tản sang Mỹ năm 1975
» Người Lính VNCH và Nhân Dân Tự Vệ - Những ngày cuối cùng 30-4-1975
» Việt Nam Sử Lược - Trần Trọng Kim: Nhà Triệu (207 - 111 trước Tây-Lịch) Nhà Triệu (207 - 111 trước Tây-Lịch)
» Căn nhà ngoại ô. - Kim Loan ( pre 1975 )
» Cuộc sống của người dân miền Nam sau khi di tản sang Mỹ năm 1975
» Người Lính VNCH và Nhân Dân Tự Vệ - Những ngày cuối cùng 30-4-1975
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết