Ngạo Thi Đường
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 52 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 52 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 138 người, vào ngày Mon Oct 14, 2024 11:51 pm
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Latest topics
» CẦN SỰ GIÚP ĐỞ CỦA CÁC THÀNH VIÊN
by meocon_nhaky Sat May 22, 2021 1:50 am

» TẬP THƠ : TAN VỠ TÌNH ĐẦU !
by nguoitruongphu Sun Sep 20, 2020 4:19 am

» Những bản tình ca tiếng anh hay nhất [vietsub - lyrics - kara - effect]
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:26 pm

» 제이플라 J.Fla Cover Songs 2017 (Part 2)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:25 pm

» Tinh Ve Noi Dau-Where Do We Go (Thanh Bui ft. Tata Young)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:22 pm

» Ed Sheeran - Shape Of You ( cover by J.Fla )
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:20 pm

» Camila Cabello - Havana ( cover by J.Fla )
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:18 pm

» Camila Cabello - Havana (Official Audio) ft. Young Thug
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:17 pm

» Agar Tum Mil Jao - Tassawar Khanum - HD
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:14 pm

» Operacion Triunfo: Gala 5 - Nadia y Johana - Let it be
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:11 pm

» Frank Sinatra - My Way
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:07 pm

» Mughal - E - Azam - Teri Mehfil Mein Qismat - Lata Mangeshkar - Shamshad Begum - Chorus
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:56 pm

» The Beatles - Obladi oblada
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:51 pm

» Britney Spears - ...Baby One More Time (Lyrics + Español) Video Official
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:45 pm

» Westlife - My Love (Official Video)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:36 pm

» Westlife - Swear It Again (Official Video)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:34 pm

» Westlife - Fool Again (Official Video)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:30 pm

» Westlife - If I Let You Go (Official Video)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:29 pm

» M2M - Pretty Boy (With Lyrics)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:25 pm

» M2M - The Day You Went Away
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:24 pm

» CẢI CÁCH CHỮ VIỆT (MT-169)
by Ntd Hoa Viên Fri Sep 07, 2018 1:41 pm

» TÌM VỀ HƯƠNG CỎ (MT-168)
by Ntd Hoa Viên Thu Jul 05, 2018 10:44 am

» MÃNH HỔ SA CƠ (MT-167)
by Ntd Hoa Viên Tue Apr 10, 2018 3:47 pm

» QUÁN TRỌ TRẦN GIAN (MT-166)
by Ntd Hoa Viên Fri Apr 06, 2018 6:32 am

» CƯỠI VẠT SƯƠNG CHIỀU (Mẫn Thanh-162-163)
by Ntd Hoa Viên Mon Apr 02, 2018 9:52 am

» Theo dõi thông tin world cup 2018 nhé
by sport06mkt Fri Mar 30, 2018 5:06 pm

» Theo dõi thông tin world cup 2018 nhé
by sport06mkt Tue Mar 27, 2018 5:50 pm

» Thông tin mới nhất về lịch thi đấu World Cup 2018
by sport06mkt Wed Mar 21, 2018 4:05 pm

» [SƠN DƯỢC] Thủ Heo Xào Hương Liệu
by RELAX Sun Feb 18, 2018 8:16 pm

» [SƠN DƯỢC] GÀ HẤP
by RELAX Sun Feb 18, 2018 7:54 pm

» [Sơn Dược] CÁC LOẠI GÀ
by RELAX Sun Feb 18, 2018 7:30 pm

» [SƠN DƯỢC] TÓP MỠ
by RELAX Sun Feb 18, 2018 6:43 pm

» [SƠN DƯỢC] MỰC NƯỚNG
by RELAX Sun Feb 18, 2018 6:34 pm

» [SƠN DƯỢC] LÒNG HEO PHÁ LẤU
by RELAX Sun Feb 18, 2018 6:32 pm

» [Sơn Dược] LẨU CÁ
by RELAX Sun Feb 18, 2018 6:24 pm

» MỚI PHÁT HIỆN TRANG NÀY THƯỞNG 1 TRIỆU NÈ MẤY CHẾ
by sport06mkt Wed Jan 10, 2018 4:09 pm

» EM LÀ GIRL XINH RỒNG HỔ ĐÂY MẤY ANH
by sport06mkt Tue Jan 09, 2018 4:50 pm

» SẮP ĐẾN TẾT RỒI, CÁC BÁC CÓ CHUẨN BỊ GÌ CHƯA
by sport06mkt Mon Jan 08, 2018 4:04 pm

» MỜI MẤY ANH VÔ ĐĂNG KÍ CÙNG PÉ RỒNG HỔ ĐỂ TRÚNG 3 TRIỆU NÈ
by sport06mkt Fri Jan 05, 2018 4:32 pm

» ĂN CHƠI NGÀY TẾT NÈ, KIẾM THÊM THU NHẬP ĐI NÀO
by sport06mkt Thu Jan 04, 2018 4:36 pm

» ĐĂNG KÍ LÀ CÓ THƯỞNG AH, DỄ QUÁ ĐI THÔI
by sport06mkt Wed Jan 03, 2018 12:16 pm

» BẠN MUỐN CÓ TIỀN ĐI CHƠI TẾT – QUÁ DỄ LUÔN
by sport06mkt Tue Jan 02, 2018 3:45 pm

» HOT GIRL RỒNG HỔ XIN TẶNG MẤY ANH 100K TIỀN THƯỞNG SAU KHI ĐĂNG KÍ TÀI KHOẢN
by sport06mkt Fri Dec 29, 2017 3:54 pm

» CHƠI BẮN CÁ ĐỂ ĐƯỢC THƯỞNG 3 TRIỆU ĐI CHƠI TẾT
by sport06mkt Thu Dec 28, 2017 5:19 pm

» Ngựa hí ngàn dặm Trải nghiệm kinh hoàngggg
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:50 pm

» 10 Vận Động Viên Gian Lận Tại Thế Vận Hội Olympic
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:44 pm

» Wang Rong Rollin - Chick Chick (王蓉 - 小雞小雞) MV
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:30 pm

» BIG MOUTH (BM) BANAL NA ASO @ ZIRKOH MORATO
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:25 pm

» Bài hát khó hát nhất thế giới :)) THẤP THỎM (忐忑) ca sĩ CUNG LÂM NA (龔琳娜) [HD]
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:22 pm

» Top 5 bài khó hát nhất Thế giới
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:20 pm

» Bài hát siêu chất thánh nào hát lại được ^_^
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:18 pm

» Sặc cơm với tên khai sinh có 1 0 2 độc quyền của Việt Nam
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:12 pm

» 10 bài kiểm tra của học trò khiến giáo viên cười ra nước mắt
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:07 pm

» NGHỆ THUẬT VẼ 3D GÂY ẢO GIÁC CON TÊ GIÁC LUÔN
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 6:36 pm

» Những Kiệt Tác Vẽ Bậy Sách Giáo Khoa - 100 Hilariously Defaced Textbooks
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 6:33 pm

» 10 Người khiến Bill Gates cảm thấy TỦI THÂN vì NGHÈO QUÁ - Tốp 5 Kỳ Thú - Microsof
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 6:23 pm

» 7 Pha ướp xác dưới băng hài hước của động vật - khoảng khắc kỳ thú - Tốp 5 Kỳ Thú
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 6:18 pm

» ĐĂNG KÍ CÓ ĐƯỢC THƯỞNG ÍT NHẤT 3 TRIỆU NHOA NHOA
by sport06mkt Wed Dec 27, 2017 3:17 pm

» KIẾM TIỀN 3 TRIỆU ĐI CHƠI TẾT TÂY ĐI MẤY TÌNH YÊU ƠI
by sport06mkt Tue Dec 26, 2017 2:13 pm

» KIẾM 3.000.0000 TIỀN THƯỞNG KHI ĐĂNG KÍ NÀY
by sport06mkt Mon Dec 25, 2017 4:14 pm

» Wow, đăng kí là có cơ hội trúng iphone X nhen
by sport06mkt Fri Dec 22, 2017 3:39 pm

» HẤP DẪN LẮM ĐÓ NHA,ĐĂNG KÍ VỪA CÓ 100K VỪA ĐƯỢC ĐI CHƠI CÙNG HOT GIRL NOEL NÈ
by sport06mkt Thu Dec 21, 2017 3:38 pm

» Hương Tràm- Em Gái Mưa (Cover)- LyLy gần 4 tuổi
by Hương Như Wed Dec 20, 2017 9:21 pm

» Em mới kiếm được 1 triệu dễ dàng từ trang này nè mấy chế ơi
by sport06mkt Wed Dec 20, 2017 2:45 pm

» KIẾM 100K ĐI ĂN XÚC XÍCH NÈ
by sport06mkt Tue Dec 19, 2017 2:36 pm

» MOÁ ƠI, ĐĂNG KÍ LÀ CÓ NGAY 100K,DỄ THƯƠNG VÃI LUÔN
by sport06mkt Mon Dec 18, 2017 3:34 pm

» RỒNG HỔ LÊN MÂY – CÓ CÂY LÚC LẮC – HỎI THĂM 3 TRIỆU TIỀN THƯỞNG CÓ HAY CHƯA
by sport06mkt Fri Dec 15, 2017 11:39 am

» CHƠI BẮN CÁ, ĐƯỢC THƯỞNG 3 TRIỆU LIỀN À CÁCH CHƠI BẮN CÁ ĐƯỢC THƯỞNG 3 TRIỆU
by sport06mkt Thu Dec 14, 2017 5:45 pm

» CÓ VIP LÀ CÓ THƯỞNG – QUÀ TẶNG BAO LA
by sport06mkt Wed Dec 13, 2017 3:42 pm

» TRANG NÀY ĐẶC BIỆT QUÁ, TẠO TÀI KHOẢN CÓ THƯỞNG LUÔN
by sport06mkt Tue Dec 12, 2017 3:50 pm

» ƠN GIỜI CẬU ĐÂY RỒI 2015 | TẬP 12 - NGÔ KIẾN HUY & TRẤN THÀNH
by RELAX Mon Dec 11, 2017 10:38 pm

» Thầy tế Trấn Thành quyến rũ công chúa Ai Cập phản bội chồng con
by RELAX Mon Dec 11, 2017 9:49 pm

» ĐĂNG KÍ TÀI KHOẢN LÀ CÓ 1 TRIỆU LIỀN NHEN
by sport06mkt Mon Dec 11, 2017 4:17 pm

» Đĩa Bay Người Ngoài Hành Tinh Xuất Hiện Tại Malaysia
by RELAX Sat Dec 09, 2017 9:01 pm

» Bao Giờ Lấy Chồng? [OFFICIAL M/V]
by Thị Hến Sat Dec 09, 2017 8:36 pm

» Rằng Em Mãi Ở Bên [OFFICIAL M/V]
by Thị Hến Sat Dec 09, 2017 8:33 pm

» MỪNG GIÁNG SINH AN LÀNH – THƯỞNG 3 TRIỆU CHO AI ĐĂNG KÍ NÀO
by sport06mkt Fri Dec 08, 2017 4:23 pm

» NGỌN ĐUỐC TÀN (MT-159-160)
by Ntd Hoa Viên Thu Dec 07, 2017 5:16 pm

» NHANH TAY LÊN, ĐĂNG KÍ CÓ 3.000.000Đ
by sport06mkt Thu Dec 07, 2017 4:36 pm

» MR SIRO NGHE ĐI RỒI KHÓC ♪♪ Tuyển Tập Những Bài Hát Hay Nhất Của Mr Siro 2017
by lethuyhang Fri Dec 01, 2017 10:23 pm


Một số tài liệu mới về Aikido

Go down

Một số tài liệu mới về Aikido Empty Một số tài liệu mới về Aikido

Bài gửi by Nho Sinh Tám Ngón Sat Dec 31, 2011 5:11 pm

1. Aikido là gì?

"Bất cứ lúc nào tôi cử động, ấy là Aikido."
Morihei Ueshiba

Aikido (Hiệp khí đạo) là môn võ thuật Nhật Bản được hình thành và phát triển bởi Morihei Ueshiba (thường được nhắc đến với cái tên thân mật "O Sensei" hay "Tổ sư"). Nó được bắt nguồn từ một số kỹ thuật ném và khoá khớp của Nhu thuật (Jujitsu) và từ các kỹ thuật khác trong Kiếm thuật (Kenjutsu). Aikido không tập trung sử dụng các đòn đấm hay đá, mà dùng chính sức mạnh của đối phương để khống chế hay ném họ ra xa. Aikido không hề tĩnh tại, nó nhấn mạnh vào tầm quan trọng của sự vận động và di chuyển.
Càng thực hành, người tập Aikido (Aikidoka) sẽ càng nhận thấy trong môn võ này những điều họ đang tìm kiếm: các kỹ thuật tự vệ hữu dụng, sự khai mở tâm hồn, sự tăng cường về thể chất hay một tinh thần thư thái, bình yên. Trong môn võ của mình, Tổ sư đặc biệt nhấn mạnh khía cạnh đạo đức và tinh thần. Aikido - Đó là con đường hay phương pháp (Đạo) đưa đến sự dung hợp, hoà điệu (Hiệp) năng lực tinh thần hay sinh khí (Khí). Điều đó vẫn đúng cho đến ngày nay, khi tồn tại rất nhiều nhánh phái của Aikido với mức độ tập trung hay nhấn mạnh vào yếu tố tinh thần � "khí" � là cao thấp khác nhau. Mặc dù lý tưởng của môn võ - phấn đấu rèn luyện cho hoà bình và dung hợp � nghe có vẻ mơ hồ và vô lý, song đó chính là nền tảng cơ bản của tinh thần Aikido.
Chúng ta có thể cố gắng định nghĩa Aikido bằng nhiều tài liệu hay ngôn ngữ, song tất cả sẽ không bao giờ là đủ. Người tập Aikido, vì thế, sẽ phải tự mình tìm hiểu xem Aikido là gì với chính bản thân họ mà không có bất cứ sự chuẩn bị tư tưởng nào từ trước.

2.Có hay không các nhánh phái Aikido khác nhau?

Nó giống như cái bánh kem, bạn có thể cắt nó thành các phần nhỏ
hình nêm hay vuông, hoặc chỉ đơn giản xắn vào nó bằng nĩa,
rốt cuộc nó vẫn là bánh kem mà thôi!

Aikido được hình thành và phát triển bởi chỉ một người, Tổ sư Morihei Ueshiba. Rất nhiều học trò của ông đã góp phần truyền bá tri thức Aikido bằng cách mở các đạo đường (dojo) riêng. Cùng các nguyên nhân khác, tính tự nhiên đầy sáng tạo của Aikido đã dẫn đến việc mỗi người hiểu và diễn giải Aikido theo phương pháp của riêng mình. Các "phong cách" (style) Aikido khác nhau bắt đầu từ đó. Những "phong cách" chung nhất sẽ được liệt kê dưới đây cùng những đoạn giải thích ngắn về sự khác nhau giữa chúng. Mỗi "phong cách" đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, song tất cả đều bắt nguồn từ những khái niệm cơ bản và vững chắc tạo nên tính duy nhất của Aikido. Không thể nói rằng phương pháp nào là tốt hơn hay kém hơn, song mỗi cá nhân có thể chọn cho mình "phong cách" phù hợp nhất. Các điều kiện khách quan như vị trí địa lý có thể làm hạn chế các lựa chọn này.
Không quan trọng bạn chọn "phong cách" nào, bạn sẽ được truyền thụ Aikido theo phương pháp riêng của từng huấn luyện viên (HLV), và chính bạn phải tự phát triển lấy Aikido-của-riêng-mình. Có thể nói rằng cứ bao nhiêu người tập Aikido thì có bấy nhiêu "phong cách" khác nhau.

Phái "Cổ điển"

Dưới đây là những nhánh phái được phát triển từ quá trình giảng dạy trước chiến tranh (Thế giới 2) của Tổ sư.

Aiki-Budo
Đây là tên của môn võ trong thời kỳ đầu được Tổ sư giảng dạy. Nó rất gần với các phái cổ vũ thuật (Jutsu) khác như Daito-ryu Aiki-Jutsu và được xem như một trong những dạng thức khó nhất của Aikido.
Hầu như tất cả các học trò của Tổ sư cũng như các hoạt động truyền bá ra nước ngoài trong thời kì này đều theo "phong cách" này.

* Yoseikan

Trường phái này được phát triển bởi Minoru Mochizuki, một trong những học trò đầu tiên của Tổ sư cùng như của Jigoro Kano (Người sáng lập Nhu đạo). "Phong cách" này bao gồm các nguyên lý cơ bản của Aiki-Budo cùng với các kỹ thuật Karate, Judo và một số võ thuật khác.

* Yoshinkan

Trường phái này do Gozo Shioda giảng dạy. Ông là học trò của Tổ sư trong những năm giữa thập kỷ 30. Sau chiến tranh, ông được mời giảng dạy và thành lập một tổ chức tên là Yoshinkan. Không giống với nhiều tổ chức sau này, Yoshinkan luôn duy trì quan hệ thân thiết với Hiệp hội Hiệp khí đạo (Aikikai) trước và cả sau khi Tổ sư qua đời.
Yoshinkan là một dạng thức khắt khe của Aikido, tập trung vào tính hiệu quả trong thực hành và sử dụng các kỹ thuật đòi hỏi cao về sức mạnh thể chất. Nó được giảng dạy trong rất nhiều trường đào tạo cảnh sát ở Nhật Bản.
Hiệp hội Aikido-theo-"phong cách"-Yoshinkan quốc tế (Yoshinkai) có rất nhiều chi nhánh hoạt động trên khắp thế giới. Trong những năm gần đây, thêm nhiều chi nhánh nữa đã được thành lập, song đa số phục vụ lí do chính trị.

Phái "Hiện đại"

Trường phái này bao gồm hầu hết các biến thể được giảng dạy ngày nay. Phần lớn chúng được phát triển bởi các vị tiền bối là những học trò thân tín của Tổ sư, mà sự chia rẽ giữa họ chỉ xuất hiện sau sự ra đi của Ngài. Hầu hết các phái đều tự cho là mình đang giảng dạy môn võ thuật "chính thống" mà Tổ sư đã truyền lại � và điều đó nói chung vẫn đúng cho dù giữa một số phái có rất ít điểm tương đồng. Cách dạy nổi tiếng cao siêu và khó hiểu của Tổ sư cùng câu chuyện "Thầy bói xem voi" có thể giải thích tại sao lại thế.
Mỗi chúng ta đều có khuynh hướng hay sự ưa thích hơn đối với từng phái, song cần phải hiểu rằng tất cả các phái đều có ưu nhược riêng và rằng ta còn nhiều điều cần học hỏi từ mỗi "phong cách" riêng biệt.

Nhánh phái "Truyền thống"

Aikikai

Aikikai là tên chung của trường phái do Moriteru Ueshiba � cháu nội của Tổ sư - dẫn đầu. Phái này được giảng dạy dưới sự bảo trợ của Liên đoàn Aikido quốc tế, và được xem là "chính đạo" trong sự phát triển của Aikido. Trong thực tế, nhánh phái này có ý nghĩa như một chiếc "ô bảo vệ" hơn là một "phong cách" riêng biệt, vì trong nó có rất nhiều cá nhân giảng dạy theo nhiều cách rất khác nhau. Nhìn chung, Aikikai có tính bao quát, rộng lớn và trôi chảy, với sự nhấn mạnh vào một giáo trình "tiêu chuẩn" và giảm thiểu luyện tập vũ khí. Một số HLV khác dưới sự bảo trợ của Aikikai ( như Tiền bối Saito) lại rất chú trọng đến việc thực hành có vũ khí.

Iwama-ryu

Đây là "phong cách" được phát triển bởi Morihiro Saito, đặt trụ sở chính tại đạo đường Iwama. Nhìn chung, nó được coi là có đủ sự khác biệt so với "phong cách" chủ đạo Aikikai để có thể trở thành một nhánh phái độc lập, dù vẫn là một phần của Aikikai. Tiền bối Saito là học trò "ruột" (uchi deshi) của Tổ sư trong một thời gian dài, từ năm 1946 cho đến khi Ngài qua đời. Khá nhiều ý kiến cho rằng ông là người được học trực tiếp từ Tổ sư trong khoảng thời gian dài nhất. Tiền bối nói ông đang cố gắng gìn giữ và giảng dạy môn võ đúng như nó được Người Sáng Lập truyền lại.
Về mặt kỹ thuật, Iwama-ryu có vẻ rất giống với Aikido mà Tổ sư đã dạy trong những năm đầu thập kỉ 50 tại đạo đường Iwama. Kho tàng kỹ thuật của phái này nhiều hơn hầu hết các phái khác và nó rất chú trọng vào luyện tập vũ khí.

Nhánh phái "Khí"

Một trong những sự chia rẽ đáng chú ý nhất trong thế giới Aikido xảy ra năm 1974 khi Koichi Tohei, lúc bấy giờ là HLV trưởng của Aikikai, rời khỏi Hiệp hội này và giảng dạy theo một phương pháp riêng. Phương pháp của ông, Ki no Kenkyukai, đặc biệt chú trọng vào khái niệm "Khí".Từ thời điểm đó, có rất ít sự liên hệ hay tác động qua lại giữa phái "truyền thống" và nhánh phái này.

Shin-shin Toitsu Aikido

"Phong cách" này được sáng lập bởi Koichi Tohei - một dạng thức Aikido đề cao sự hợp nhất tinh thần và thể chất. Tiền bối Tohei đặc biệt nhấn mạnh vào sự am hiểu khái niệm "Khí" và phát triển khía cạnh này một cách độc lập với việc luyện tập Aikido để áp dụng cho sức khoẻ và cuộc sống hàng ngày.
Đây là một trong những "phong cách" ôn hoà nhất của Aikido, biểu hiện ở các động tác di chuyển mềm dẻo mà người tập thường bỏ qua. Hầu hết các nhánh phái loại này thường không mấy quan tâm đến tính hữu dụng của các kỹ thuật, mà xem chúng như những bài tập để trau dồi "Khí".
Trong những năm gần đây, Tiền bối Tohei đã ngày càng xa rời Aikido và dốc toàn lực (một cách gần như mù quáng) vào việc luyện "Khí". Gần đây nhất có tin Ki no Kenkyokai bắt đầu đề nghị đưa Shin-shin Toitsu Aikido trở thành môn thể thao thi đấu quốc tế.

Nhánh phái "Thể thao" (Sporting)

Một trong những sự chia rẽ lớn khác trong lịch sử Aikido xảy ra ngay khi Tổ sư còn sống, khi mà Kenji Tomiki đề nghị "hợp thức hoá" việc sử dụng Kata (các bài quyền) và hình thức thi đấu trong luyện tập Aikido. Từ đó, có rất ít sự liên hệ giữa nhánh phái Tomiki và "phong cách" Aikido truyền thống.
Những năm gần đây đã xuất hiện một số nhánh phái của Tomiki-ryu tuyên bố bãi bỏ hình thức thi đấu.

Tomiki-ryu

Thành lập bởi Kenji Tomiki, 1 trong những học trò đầu tiên của Tổ sư cũng như của người sáng lập Nhu đạo Jigoro Kano. Tiền bối Tomiki tin rằng sự "hợp thức hoá" thi đấu trong luyện tập Aikido, theo cách mà Tiền bối Kano đã làm với Judo, có thể làm nó dễ được giảng dạy hơn, đặc biệt là trong các trường Đại học ở Nhật Bản. Thêm vào đó, ông cho rằng đưa vào yếu tố thi đấu sẽ làm cho việc thực hành Aikido được mài sắc và tập trung hơn � khi nó sắp phải trải nghiệm trong thực chiến. Cách nhìn này gây ra sự bất đồng sâu sắc với Tổ sư, người đặt nền tảng cho tư tưởng "bất đối kháng" của Aikido.
Có thể nhận ra Tomiki-ryu qua việc sử dụng Kata (các bài quyền chuẩn bị trước) trong giảng dạy và việc cho phép thi đấu, bằng tay không cũng như với dao làm bằng cao su.
3. Aikido có thể dùng để tự vệ?

"Người khôn ngoan chiến thắng trước trận đấu,
Kẻ dốt nát phải đánh để thắng."

Đúng thế, Aikido là một hình thức tự vệ rất có hiệu quả. Tuy nhiên, sẽ phải mất một thời gian và cố gắng đáng kể trước khi Aikido (hay bất cứ môn võ thuật nào khác) có thể dùng được để phòng thân.

4. Có phải Aikido cần nhiều thời gian để thành thạo và áp dụng hơn các môn võ khác?

"Nếu bạn biết tôi cần bao nhiêu thời gian để thành công,
thành công ấy sẽ không còn vĩ đại như bạn tưởng."
Michelangelo

Câu trả lời đơn giản là "Đúng vậy!". 1 năm luyện tập Karate/ TaeKwondoDo/ Kempo và bạn có thể "chiến đấu" tốt hơn trước. Song cần có hơn 1 năm trước khi bạn cảm thấy thích nghi với các kỹ thuật Aikido và nghĩ đến việc sử dụng chúng trong thực tế.
Câu trả lời đầy đủ hơn sẽ là "Không" trong ý niệm rằng không ai có thể cảm thấy mình "thành thạo" một môn võ thuật. Nếu thế, hẳn họ đã ngừng tiến bộ, hoặc môn võ đó quá sức đơn giản. Đọc cuốn tự truyện của Funagoshi, bạn sẽ thấy ông không hề cho mình là "bậc thầy", thậm chí ông sẽ rất kinh ngạc nếu được gọi như thế.

Dưới đây là một câu chuyện cổ có thể cho bạn một vài ý niệm về việc lĩnh hội võ thuật:
Một chàng trai trẻ du hành khắp Nhật Bản để tìm nhà võ thuật nổi tiếng. Khi chàng tiếp kiến vị võ sư nọ, ông hỏi chàng: "Con muốn gì ở ta?"
"Con muốn được làm môn sinh của Ngài và trở thành người giỏi võ nhất" � chàng đáp � "Con sẽ phải học trong bao lâu?"
"Ít nhất 10 năm" - bậc thầy trả lời.
"10 năm qủa là dài" - chàng nói �
"Nếu con luyện tập gấp đôi các môn sinh bình thường thì sao?"
"20 năm" - vị võ sư đáp.
"20 năm ư?
Còn trong trường hợp con luyện tập ngày đêm với tất cả sức lực của mình?"
"30 năm," - bậc thầy thản nhiên.
"Tại sao sau mỗi lần con nói sẽ luyện tập nhiều hơn, gấp gáp hơn thì thời gian lại kéo dài hơn?" � Chàng trai hỏi.
"Câu trả lời thật rõ ràng. Nếu một trong hai mắt của con chỉ tập trung vào đích đến, con sẽ chỉ còn một mắt để tìm đường đi mà thôi."

5. Aikido có tốt hơn Karate/Judo hay bất cứ môn võ thuật nào khác?

"Dù có rất nhiều con đường
dưới chân núi
những ai lên đến đỉnh
cùng thấy một mặt trăng"

Đây thực sự là một vấn đề rất dễ gây tranh cãi và luôn nóng bỏng trên các diễn đàn về võ thuật. Câu trả lời sẽ rất chủ quan � người tập sẽ luôn thiên vị cho "môn võ của mình" hơn bất kỳ võ thuật nào khác (nếu không thế, họ đã theo học môn võ khác kia rồi).
Có rất nhiều lí do khác nhau nhưng đều có căn cứ để học một môn võ thuật, như để tự vệ, để phát triển hay khai sáng tâm linh, để tăng cường sức khoẻ, sự tự tin và nhiều nữa. Mỗi môn võ, ngay cả mỗi nhánh phái của cùng một môn võ, chú trọng đến từng khía cạnh khác nhau ấy và mỗi võ sinh sẽ tìm thấy điều mà mình đang hướng đến.
Vậy nên, "tốt hơn" hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc bạn muốn gì. Và câu hỏi phù hợp hơn ở đây sẽ là "Liệu Aikido có tốt hơn Karate/Judo... cho chính bản thân tôi?" Và không ai khác, chính bạn là người sẽ phải tự tìm câu trả lời. Có thể bạn chỉ cần nói: "Không, Aikido không tốt hay mạnh hoặc xấu,dở, yếu hơn các môn võ khác. Nó chỉ đơn giản rất khác biệt."

--------------------------------------------------------------------------------


6. Liệu tôi có thể tập thêm môn võ khác cùng lúc với Aikido?

Vâng, được thôi. Không vấn đề gì nếu bạn tập nhiều võ thuật cùng một lúc, song có một điều bạn cần lưu ý: nếu bạn chưa thực sự có nền tảng của một môn võ nào đó từ trước, nó sẽ chỉ làm rối bạn khi luyện tập môn tiếp theo. Kết quả hiển nhiên là, quá trình luyện tập của bạn sẽ bị hạn chế hay chậm lại.
Võ thuật nào phù hợp để luyện tập song song với Aikido? Điều này phụ thuộc vào cái gì làm bạn thích và cảm thấy thoải mái. Một lời khuyên là, hãy chọn môn võ nào càng nhiều khác biệt với Aikido càng tốt, bạn sẽ đỡ nhầm lẫn và bối rối hơn.

7. Trong Aikido có thi đấu không?

"Tôi thích những người cao lớn. Tôi thích làm cho họ cảm thấy mình nhỏ bé."
Một HLV Tomiki Aikido

Chúng ta vẫn thường nghe rằng Aikido là bất đối kháng. Đúng là Người Sáng Lập, Tổ sư Morihei Ueshiba cho rằng yếu tố thi đấu là không phù hợp với tinh thần Aikido, song điều đó không có nghĩa tất cả mọi người đều đồng ý như vậy. Một nhánh phái phổ biến, Tomiki Aikido, đã hợp thức hoá hình thức thi đấu - tuy nhiên hình thức này không phải là một phần cơ bản của "phong cách". Đa số các nhánh phái còn lại đều không có thi đấu.
Hầu hết các nhánh phái Aikido, ngay cả các "phong cách" bao gồm thi đấu, đều dựa trên tinh thần hợp tác hơn là đối kháng. Cả người ra đòn (nage) và người chịu đòn (uke) đều là đối tác (partner) và đều cố gắng để trau dồi kinh nghiệm cho bạn cùng tập của mình. Tinh thần hợp tác ấy còn rất cần thiết trong việc: a) Giảm thiểu chấn thương (thường rất nguy hiểm) trong khi thực hành các kỹ thuật Aikido và b) Phát triển khả năng chịu đòn (ukemi) - giữ cơ thể thả lỏng và hiểu cảm giác của đối tác khi bị đánh ngã hay ném ra xa.
8. Các nguyên tắc/ yếu tố cơ bản của Aikido:

Liệt kê một cách đầy đủ các nguyên lý của Aikido, dù với lượng sách lớn đến đâu chăng nữa, là một điều bất khả. Thậm chí chỉ để làm rõ một điều trong số chúng cũng là một khó khăn quá lớn rồi.

Khí (Ki)

"Ngươi có thể không tin ở Khí,
nhưng ngươi vẫn không ngừng trau dồi nó đấy thôi"

Ý niệm về "Khí" có một tầm ảnh hưởng bao quát trong Aikido. Môn võ này là một trong những võ thuật mang tính "tâm linh" và được nhắc đến như là "Thiền động" (moving Zen). Cái tên Aikido có thể được dịch là "Con đường đưa đến sự hoà hợp của Khí". Vậy chính xác Khí là gì?
Thật là một câu hỏi khó trả lời và dễ gây tranh cãi. Một số người tin rằng sự hiện thân vật chất của "Khí" là không có thật, hay đúng hơn, "Khí" không tồn tại. Thay vào đó, tâm hồn, ý chí và sự kết hợp giữa sinh học - vật lý � tâm lý học qua việc thư giãn và nhận thức là các khái niệm được dùng để giảng dạy. Những "Aikidoka" (người tập Aikido) này có khuynh hướng không thừa nhận khía cạnh triết lí/ tâm linh của "Khí".
Các Aikidoka khác lại tin rằng "Khí" thực sự tồn tại như một thực thể vật chất và có thể "truyền" được qua không gian. Chính họ là người đã tạo nên các khái niệm như "Khí" của vũ trụ, sự khoáng trương "Khí"...
Thực tế là phần lớn Aikidoka đã, đang và rất có thể sẽ vẫn còn những băn khoăn về "Khí" - những câu hỏi khó có thể đưa ra bất kỳ lời giải hợp lý nào. Có thể nói rằng hơn bất cứ "vùng đất" nào khác của Aikido, khái niệm về "Khí" là nơi mà mỗi người tập phải tự tìm lấy câu trả lời cho riêng mình, cho dù nó là gì đi nữa. Xin dành những dòng cuối của phần này cho Doshu (Đạo chủ) Kisshomaru Ueshiba, con trai của Tổ sư:
"Chúng ta có thể nghe các đệ tử nói rằng "Đó là cảm giác về một dạng năng lượng nào đó phóng ra từ sự hoà hợp của thể xác và linh hồn." Hoặc "Đó là một sức mạnh lạ kỳ và sinh động, xuất hiện vào những thời điểm không đoán trước từ một nguồn gốc đầy bí ẩn." Hay "Đó là cảm giác của sự phối hợp chính xác thời gian và đạt đến độ lão luyện trong hơi thở qua thực hành Aikido." Hay "Đó là chuyển động tự phát và vô thức, nó làm tươi mới thể xác và tâm hồn sau một buổi luyện tập hăng say." Và nhiều nữa...
Mỗi câu trả lời đều có căn cứ trong ý niệm rằng đó thực sự là những phản ứng có thật qua kinh nghiệm thực tế của từng người. Là một sự chuyển tải trực tiếp từ những trải nghiệm giác quan, chúng chứa đựng sự tín xác không thể bác bỏ. Nếu thế, sự khác nhau giữa các câu trả lời là không đáng kể. Và sự phong phú được chứng thực không phải chỉ bởi nỗi khó khăn trong việc định nghĩa chính xác "Khí" mà còn cho thấy rằng chiều rộng và sâu của "Khí" không bao giờ có thể tóm gọn trong chỉ một nhóm ngôn từ." � Trích từ "Linh hồn Aikido".

Nhập nội (Irimi)

"Điểm khác nhau giữa sự sống và cái chết
chỉ là sự phối hợp chính xác thời gian"

Nhập nội, hay "Irimi" là một trong những kỹ thuật căn bản của Aikido và rất gần với sự "hoà nhập" vào người tấn công. Ở trình độ sợ đẳng, Irimi là chuyển động lướt nhanh về phía, và quan trọng hơn, vào bên trong cuộc tấn công của đối thủ. Trong tự nhiên, Aikido nhìn nhận rằng các chuyển động hầu hết đều mang tính vòng cầu hay xoắn ốc. Irimi đưa con người nhập "vào trong" vòng xoắn ấy, làm cho năng lượng/lực của cuộc tấn bị dẫn hướng trượt theo vòng cầu ra xa. Điều này giống như khi bạn bắt chiếc dĩa nhựa, để cho lực xoay của nó trượt theo các ngón tay rồi lia nó ra xa theo hướng cũ hoặc một hướng khác, với một lực và sự cố gắng tối thiểu.
Khái niệm nhập nội nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc "đặt" một người vào trong "bán kính nguy hiểm" của cuộc tấn công. Hãy nghĩ đến cú đấm của một võ sĩ Quyền Anh. Nó sẽ chỉ dồn được hầu hết sức mạnh và uy lực vào gần hoặc tại một điểm � nơi mà tầm vươn dài của cánh tay võ sĩ đạt đến giới hạn. Bên ngoài "điểm chạm" này, khả năng gây nguy hiểm sẽ rút giảm rất nhiều, gần như không còn đe doạ nữa. Cũng vậy, bên trong giới hạn vươn dài thì chuyển động mang trong nó rất ít năng lượng hay uy lực. Các hình thức tấn công khác cũng có thể dùng làm ví dụ: những cú đâm hoặc chém hay quét bằng, tay, dao, kiếm hay gậy...

Ukemi

"Ukemi tốt nghĩa là tìm thấy bên trong đòn thế của đối tác những cơ hội học hỏi."

Ukemi có thể được miêu tả như nghệ thuật chịu đòn. Thực hành Ukemi bao gồm lăn tròn và các thế ngã khác. Dưới đây là một vài lí do tại sao ta phải luyện tập Ukemi và tại sao nó là một phần quan trọng của thực hành Aikido.

1. Giữ an toàn: Có nghĩa là, không chỉ tránh được các chấn thương khi va chạm, mà bạn còn nhận thức được những gì diễn ra trong suốt quá trình đối đầu ấy, để từ đó tìm cách phản đòn hay, có thể lắm chứ, tháo chạy.

2. Trải nghiệm đòn thế: Một phần của quá trình luyện tập bạn sẽ phải dành để hiểu "phía bên kia" của cuộc tấn công là gì - sẽ có cảm giác ra sao nếu bị khoá bởi đòn này mà không phải đòn khác? Hơn nữa, đây sẽ là cơ hội rất tốt để quan sát kỹ thuật của đối tác, đặc biệt nếu nage (người ra đòn) là đồng môn có bậc cao hơn hoặc là HLV. Ukemi là sự quan sát bằng cả thể xác lẫn tâm hồn.
Hãy học lắng nghe bằng cơ thể bạn. Để ra đòn tốt cần phải rất nhạy cảm về đối tác. Thông thường chúng ta chỉ chú ý đến vai trò chủ động của nage mà quên đi tính hướng mở để đối tác cùng tiếp thu, nói cách khác là không "hiệp" với người chịu đòn. Là uke, chúng ta có cơ hội cảm nhận mọi chuyển động của cơ thể. Hy vọng rằng, một nửa thời gian bạn dành để chịu đòn sẽ giúp bạn ra đòn tốt hơn trong nửa thời gian còn lại.

3. Hỗ trợ đồng môn luyện tập. Để là một uke tốt cần phải duy trì một sự "kết nối" với nage, cho phép nage cùng cảm nhận sự kết nối ấy hướng đến thực sự trải nghiệm các kỹ thuật. Bằng cách ấy, nage sẽ không phải lo lắng gì đến sự tổn hại của đối tác và hoàn toàn tập trung vào việc ra đòn.

4. Rèn luyện thể lực. Là người chịu đòn bao giờ cũng nhanh mệt hơn, quan trọng hơn cả là phải luôn duy trì được trạng thái "kết nối", giữ cơ thể mềm dẻo và óc quan sát luôn rộng mở.

Tiền bối Saotome viết trong cuốn sách của ông "Các nguyên lý của Aikido": "Luyện tập Ukemi cho phép bạn "nhìn" thấy tương lai chính xác hơn bởi tầm nhìn của bạn đặt nền tảng trên sự quan sát và trực giác rộng mở, chứ không phải đưa ra những quyết định chủ quan hay bản năng đơn thuần. Điều đó cũng giống như người ngư dân lão luyện có thể đoán trước thời tiết vậy."

Atemi

Khi cần tôi có thể tấn công bằng vũ khí lớn nhất: Trái đất.

Atemi, theo nghĩa đen, là tấn công/ gây ảnh hưởng lên người khác. Cũng có thể hiểu đơn giản Atemi là những đòn tấn công. Một vài người đã cố gắng định nghĩa nó chính xác hơn như chỉ là dồn lực tấn công vào một điểm. Mục đích của nó là làm rối trí đối phương, hướng sự chú ý của họ vào tay bạn hay vào sự đau đớn, thay vì tập trung vào khả năng phòng ngự. Như thế, tấn công sẽ dễ dàng hơn. Trong ý niệm ấy, bạn có thể xem Atemi như một phương pháp "làm nhiễu Khí" (Ki. disturbance).
Atemi, hiểu theo một cách nào đó, không cần phải là một đòn đánh cụ thể, bởi vì điều quan trọng là hiệu quả tác động lên đối tác - sự đảo lộn làm mất cân bằng tâm lý và sinh lý của uke. Kết quả hiển nhiên là các đòn thế được tung ra dễ dàng và thuận lợi hơn nhiều. Một số người còn cho rằng để đảm bảo chắc chắn về sự mất cân bằng ấy cần phải tung ra một đòn tấn công cụ thể, nhất là khi tiềm năng kháng cự (của đối thủ) là rất lớn.
Một số khác còn khẳng định Atemi bao gồm cả sự phóng "Khí" về phía đối phương, điều này cao cấp hơn là tấn công bằng một đòn đánh đơn thuần. Cũng có ý kiến rằng Atemi là quan trọng để hoàn thành một waza (kỹ thuật) hơn là một kỹ thuật độc lập. Đó chỉ là những quan điểm cá nhân, song nó phân biệt Aikido với các võ thuật khác nơi các kỹ thuật tấn công được đặt lên hàng đầu.

Thế nào là "di chuyển né tránh"?

Uy lực của một đòn tấn công truyền từ điểm này đến điểm khác, thường là từ người tấn công đến đối thủ. Đường thẳng nối giữa 2 điểm này gọi là "đường tấn công". Một khi đòn đánh đã được tung ra, sẽ là rất khó, nếu không muốn nói là không thể, thay đổi hay kìm hãm lại được. (Hãy nghĩ đến cú đá "song phi" trong Karate, một khi người tấn công đã phóng lên khỏi mặt đất, điều gì có thể thay đổi việc nó bay đến đích?). "Di chuyển né tránh" có nghĩa là lách mình khỏi đường tấn công tại hoặc sau thời điểm tung ra đòn thế, để đến một "vùng an toàn".
Song, việc né tránh này chỉ là một trong các mục đích động của bạn mà thôi � tập trung hoá hướng đến áp dụng kỹ thuật hoá giải mới là điểm chính yếu. Nói cách khác, bạn di chuyển không chỉ đơn thuần là việc né tránh hành động tấn công ban đầu, mà còn qua đó tìm cách hướng dẫn đối thủ vào vị trí mong muốn. � ND.

Trọng tâm/đan điền (hara/haragei)

"Thuận theo mọi sự và để tâm trí rộng mở,
chú tâm tỉnh giác và để mọi sự tự hành.
Đó chính là chứng ngộ."
Trang Tử

Trọng tâm � đơn giản là trung tâm của cơ thể. Nằm ở bụng dưới ("hara"), nó được xem như là nguồn gốc hay nơi tập trung của "Khí", "năng lực tinh thần" hay "nội lực". Nó còn là điểm cân bằng khi thực hành các đòn thế. Hãy thử nhấc hay đẩy một vật khi nó bị lệch trọng tâm - sẽ dễ dàng hơn làm thế khi nó ở trạng thái cân bằng nhiều, đúng chứ? Luôn hướng ý thức (hay sự "kết nối") vào trọng tâm của chính mình cũng như của đối tác, bạn sẽ ngạc nhiên nhận ra sự khác biệt ở các đòn thế: nhẹ nhàng, thanh thoát và "thuận" hơn nhiều.

Sự khoáng trương

Cũng quan trọng như việc giữ cân bằng và hướng tâm, sự khoáng trương là một phần không thể thiếu của Aikido. Rất nhiều đòn thế trở nên dễ dàng hơn khi tung ra cùng lúc với một sự phóng "Khí" hay "giải phóng năng lượng". Về mặt thể chất và tâm lý, điều này còn giúp người tập "cuộn" mình và giữ tay chân luôn ở một vị trí tương đối với cơ thể, khi buộc phải tác động hay chịu tác động bởi một lực mạnh trong phạm vi lớn.

9. Trang phục và các quy tắc/ nghi lễ của đạo đường:

Ghi chú: Những quy tắc/nghi lễ và trang phục của mỗi đạo đường có thể rất khác so với những thông tin chung nêu dưới đây. Điều đó bắt nguồn từ thực tế rằng Tổ sư đã có một sự nghiệp to lớn và lâu dài, các thế hệ học trò của Ngài đã thành lập những đạo đường (dojo) riêng và áp dụng những quan niệm riêng cho đạo đường của mình. Khi đến luyện tập ở một đạo đường mới, dù là người mới bắt đầu hay một Aikidoka từ nơi khác chuyển đến, thảy đều phải tôn trọng các quy ước truyền thống ở đây. Nếu bạn không chắc hoặc không rõ về các quy chuẩn này, hãy quan sát và hỏi các tiền bối của mình.

Nghi thức trước buổi tập thế nào là đúng?

Về cơ bản, trong nghi thức này các võ sinh sẽ quỳ thành một hoặc nhiều hàng song song trước shomen (bàn thờ - theo truyền thống là nơi treo ảnh Tổ sư hoặc các bức thư pháp bằng mẫu tự kanji, tuỳ theo từng phái). Sau khi các HLV vào sân và quỳ xuống, tất cả sẽ cũng cúi chào hướng về phía shomen. Sau đó, HLV và các võ sinh cúi chào nhau. Vỗ tay hoặc dặn dò trước buổi tập có thể có hoặc không tuỳ từng đạo đường.

Tại sao lại chào theo kiểu Nhật và sử dụng tiếng Nhật trong luyện tập?
Đa số Aikidoka cho rằng điều này là quan trọng trong việc duy trì truyền thống, bảo vệ tính toàn vẹn vủa môn võ, và cũng là cách chúng ta thể hiện sự tôn trọng đối với người sáng lập cùng lịch sử Aikido.
Mức độ "trung thành" với những nghi thức này còn tuỳ thuộc vào từng đạo đường. Một số nghi thức được tiến hành phổ biến như: thể hiện sự tôn kính với các HLV bằng cách chào và nói "Onegai shimasu" ("Tôi đề nghị/mong được (chỉ dẫn)) trước khi vào tập, hoặc "Domo arigato gozaimashita (sensei)" ("Chân thành cám ơn (HLV)") sau buổi tập. Điều này cũng cần được thực hiện đối với các đồng môn. Một số dojo bắt buộc sử dụng tiếng Nhật, số còn lại cho phép dùng bản ngữ.
Chào cúi đầu (kiểu Nhật) chỉ là một dấu hiệu thể hiện sự tôn kính đối với Tổ sư, HLV hay các bạn đồng môn mà không hề mang bất cứ ý niệm tôn giáo/ tín ngưỡng nào. Thực tế, nó không khác mấy về ý nghĩa so với cái bắt tay trong xã hội phương Tây. Nó không biểu thị cho tôn thờ, cúng bài hay các hình thức tương tự.
Một lý do khác để cúi chào (kiểu Nhật) là, như một phương pháp thiền định, nó làm ngưng các hoạt động thể chất, giải phóng tư tưởng khỏi các ý nghĩ vướng bận bên ngoài, hướng mọi sự tập trung vào đối tác và luyện tập.

Có được trao đổi/nói chuyện trên thảm tập?

Điều này phụ thuộc vào đạo đường bạn đang luyện tập, một số rất nghiêm khắc và hầu như không cho phép nói chuyện, số khác thì ngược lại. Nhìn chung, tốt nhất bạn nên tôn trọng các quy ước của đạo đường hiện tại, chứ không phải của nơi bạn đã thường luyện tập. Mặt khác, trên sân tập cũng không nên bàn luận đến bất cứ vấn đề nào khác ngoài đòn thế hay kỹ thuật. Luật cấm trao đổi cũng chỉ với mục đích hướng sự tập trung vào quan sát hay thực hành đòn thế, cũng như không làm ảnh hưởng đến sự tập trung của các đồng môn.

Hakama là gì và ai mặc nó?

Hakama là loại quần � váy đặc biệt, thường thì chỉ các võ sinh đai đen mới mặc. Nó là một phần của trang phục võ sĩ đạo truyền thống. Song ở một số đạo đường, mọi người đều mặc nó, nhất là phụ nữ bởi bản tính e lệ kín đáo của họ. Ngày nay hakama được dùng như đồng phục trong Kendo (kiếm đạo) và Kyudo (bắn cung).
Đầu tiên, hakama được thiết kế dùng để bảo vệ chân của các kị sỹ khỏi các nhánh cây, bụi rậm... gần giống như kiểu quần da của các chàng cao bồi Viễn Tây. Da thuộc khá hiếm ở Nhật Bản nên các loại vải dày và nặng được dùng thay thế. Sau khi tầng lớp samurai (võ sĩ đạo) không còn cưỡi ngựa và trở thành bộ binh, họ vẫn khăng khăng giữ lại trang phục kị sỹ này như một đặc trưng không thể thiếu của mình.
Có nhiều kiểu hakama khác nhau. Loại mà các võ sĩ mặc ngày nay - với "ống quần" - gọi là joba hakama. Trước kia hakama giống như một loại váy ống � không có hai chân. Nó được mặc trong các cuộc tham kiến/ viếng thăm tướng quân (Shogun) hay hoàng đế (Emperor). Chiếc "váy" lúc đó dài khoảng 12 � 15 feet (3,6 � 4,5m(!)) và được xếp li (gấp nếp) phía trước giữa hai chân và phía sau người mặc. Nó bắt buộc người mặc phải sử dụng shikko ("di chuyển trong tư thế quỳ gối") và với nó, người ta khó có thể che dấu vũ khí hay chồm dậy tấn công một cách nhanh chóng.

7 nếp gấp của một chiếc hakama (5 ở phía trước và 2 phía sau) được xem là có các ý nghĩa biểu tượng như sau:

1. Yuki = lòng can đảm, sự gan dạ (nhất là trong chiến trận)
2. Jin = lòng nhân đạo, sự khoan dung, rộng lượng
3. Gi = sự công bằng, tính ngay thẳng, chính trực
4. Rei = phép xã giao, lịch sự, sự nhã nhặn, mực thước (còn đồng nghĩa với việc chào cúi đầu/rạp mình)
5. Makoto = sự ngay thật, tính chân thành, lương thiện
6. Chugi = lòng trung thành, sự tận tâm tận lực, sự hiến dâng
7. Meiyo = danh dự, uy tín, cũng như uy thế, phẩm giá, lòng tự trọng
(7 ý nghĩa này hơi khác so với lời dạy của Tổ sư, xin đọc tiếp phần dưới -ND)

Tổ sư thậm chí đã nhấn mạnh rằng MỌI NGƯỜI đều nên mặc hakama, song vào thời kỳ của Ngài việc phổ biến hakama như một "đồng phục" là không quá khó.
"Hầu hết võ sinh đều không đủ tiền để may hakama nhưng đều được yêu cầu phải mặc nó. Nếu họ không được truyền lại từ các đồng môn cao cấp hơn, họ phải dùng những tấm vải thô cũ, cắt và nhuộm chúng rồi nhờ thợ may "chế tác" thành hakama. Tuy nhiên, bởi họ buộc phải dùng các loại thuốc nhuộm rẻ tiền nên chỉ sau một thời gian ngắn các mảng màu đã bắt đầu phai đi và các sợi vải bắt đầu lộ ra ngoài." - HLV Saito nói về việc mặc hakama trong đạo đường của Tổ sư trước kia.

"Vào thời hậu chiến ở Nhật Bản mọi thứ đều hiếm hoi, kể cả vải vóc, bởi vậy chúng tôi đã luyện tập mà không có hakama. Chúng tôi đã cố gắng làm hakama từ những tấm màn cửa màu đen (dùng để phòng máy bay oanh tạc) song do chúng đã bị phơi nắng trong nhiều năm, các đầu gối đã mục ra ngay khi chúng tôi thực hành suwari waza (kỹ thuật đánh dòn trong khi di chuyển bằng đầu gối). Chúng tôi liên tục phải đắp vá những chiếc hakama này. Trong hoàn cảnh đó có người bỗng nảy ra sáng kiến "Sao chúng ta không đơn giản chỉ mặc hakama sau khi đã đạt đến nhất đẳng (shodan)?" Ý kiến đó đã được chấp nhận như một "chính sách" tạm thời để giảm thiểu chi phí. Điều này không hề mang ý nghĩa xem hakama tượng trưng cho trình độ đẳng (đai đen)." � HLV Shigenobu Okumura, trích Tạp chí "Aikido ngày nay" số 41.

"Khi tôi còn là học trò thân tín (uchi deshi) của Tổ sư, mọi người đều được yêu cầu phải mặc hakama ngay từ buổi tập đầu tiên. Lúc đó chưa có một quy định nào về loại hakama được mặc nên phòng tập trở thành một nơi khá là ...sặc sỡ. Bạn có thể thấy hakama ở đó với tất cả các kiểu dáng, màu sắc và chất lượng, từ hakama của Kiếm đạo, đến hakama có sọc vằn dùng trong nghệ thuật múa, đến loại làm bằng lụa tơ tằm đắt tiền gọi là sendai-hira. Tôi đã tưởng rằng một số võ sinh mới bị quỷ ám khi chúng dám mượn hakama của ông nội chúng, vốn chỉ để dành cho những dịp lễ tết đặc biệt, và rồi mài thủng đầu gối trong các bài tập suwari waza.
Tôi vẫn nhớ như in cái ngày tôi bỏ quên hakama ở nhà. Lúc đó tôi đang chuẩn bị bước lên thảm tập, mang mỗi cái đai (dogi), thì bị Tổ sư chặn lại. "Hakama của ngươi đâu?" Người hỏi một cách nghiêm nghị. "Cái gì làm ngươi nghĩ mình có thể được ta truyền dạy võ thuật trong khi mặc mỗi quần áo lót? Ngươi không biết phép tắc là gì sao? Rõ ràng là ngươi thiếu cái tư thế mực thước của người học võ đạo. Quỳ vào góc và quan sát cả lớp!"
Đó chỉ là lần đầu tiên trong số rất nhiều lần tôi bị Tổ sư quở trách. Tuy nhiên, sau sự chểnh mảng của tôi lần ấy Người đã phải giảng giải cho các học trò "ruột" sau giờ tập về ý nghĩa của hakama. Người kể rằng hakama là trang phục truyền thống của các phái cổ võ thuật (kobudo) và hỏi chúng tôi có ai biết về nguồn gốc 7 nếp gấp của hakama hay không. "Chúng tượng trưng cho 7 đức tính của võ đạo"- Người nói -"Đó là jin (nhân từ), gi (chính trực), rei (mực thước), chi (khôn ngoan), shin (chân thật), chu (trung thành), và koh (yêu tổ quốc). Chúng ta thường thấy những đức tính này ở tầng lớp samurai đáng kính ngày xưa. Hakama nhắc nhở chúng ta về phẩm chất của người võ sĩ đạo (bushido) chân chính. Chúng ta đang mang trên mình biểu tượng truyền thống thiêng liêng được truyền từ đời này sang đời khác. Aikido được sinh ra từ tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản, vì thế trong các buổi tập chúng ta phải giữ gìn và phát huy 7 phẩm chất cao quý ấy."
Ngày nay, hầu hết các đạo đường Aikido đều không còn làm theo quy định nghiêm khắc của Tổ sư về việc mặc hakama. Ý nghĩa của nó đã bị hạ thấp từ một biểu tượng của phẩm chất truyền thống xuống làm tượng trưng cho các yudansha (võ sinh trình độ đẳng). Tôi đã đến rất nhiều đạo đường ở nhiều nước. Ở những nơi mà chỉ yudansha mặc hakama, những võ sinh này đã mất đi sự khiêm nhường của mình. Họ xem hakama là thứ để trưng bày, là biểu tượng cho sức mạnh của họ. Cách suy nghĩ này làm cho nghi lễ cúi chào Tổ sư, mà chúng ta thực hiện mỗi khi bắt đầu và kết thúc buổi tập, như một lời nhạo báng lịch sử và môn võ của Người.
Thậm chí còn tệ hơn, tại một số đạo đường, phụ nữ ở trình độ cấp (kyu rank) (và chỉ phụ nữ thôi) được yêu cầu mặc hakama như một cách bảo vệ sự kín đáo. Với tôi nó như một sự lăng mạ và phân biệt đối xử đối với các Aikidoka là nữ giới. Nó cũng sỉ nhục cả nam giới, bởi nó thừa nhận những suy nghĩ tầm thường hèn kém của họ, vốn không hề hiện diện trên thảm tập.
Chứng kiến những cung cách sử dụng hakama ấy làm tôi thấy buồn. Đó có thể chỉ là một phần rất nhỏ Aikidoka, song tôi vẫn nhớ Tổ sư đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mặc hakama đến thế nào. Tôi không bao giờ quên ý nghĩa của trang phục này, và tôi tin rằng không ai có thể phủ nhận những giá trị tinh thần cao quý mà nó là biểu tượng. Trong đạo đường của tôi cũng như các nhánh phái mà nó kết giao, tôi khuyến khích tất cả võ sinh đều mặc hakama bất kể đẳng cấp. (Tôi không yêu cầu nó trước khi họ hoàn thành cấp đầu tiên, bởi vì những võ sinh mới ở Mỹ nói chung không có ông nội người Nhật để mà mượn hakama). Tôi tin rằng mặc hakama và hiểu thấu ý nghĩa của nó giúp võ sinh hướng về và duy trì được tinh thần của Tổ sư.
Nếu chúng ta để cho tầm quan trọng của hakama mất đi, có thể chúng ta cũng sẽ lãng quên cả những nền tảng tinh thần cơ bản của Aikido. Mặt khác, nếu chúng ta trung thành với ước nguyện của Tổ sư về trang phục luyện tập, linh hồn chúng ta sẽ đến gần hơn với giấc mơ mà vì nó Người đã hiến dâng cả cuộc đời." � HLV Mitsugi Saotome, trích "Các nguyên lý Aikido".

10. Luyện tập Aikido

Đạo đức trong luyện tập:

Thực hành Aikido bắt đầu ngay từ thời điểm bạn bước chân vào đạo đường! Trong thời gian này, võ sinh cần nghiêm túc tôn trọng các nội quy. Cần phải cúi chào mỗi khi vào/ra đạo đường hoặc lên/xuống thảm tập. Khoảng 3 � 5 phút trước khi chính thức bắt đầu buổi tập, các võ sinh phải xếp hàng tĩnh toạ trong tư thế quỳ gối(seiza). Nếu bạn không thể quỳ kiểu này, hãy hỏi HLV xem bạn có thể ngồi xếp bằng hay không).
Chỉ có một con đường để tiến bộ trong Aikido: tập luyện điều độ và liên tục. Sự chuyên cần là không thực sự bắt buộc, song hãy nhớ rằng phải thực hành ít nhất 2 lần/tuần nếu bạn muốn tiến bộ. Mặt khác, Aikido yêu cầu một thái độ nghiêm khắc rèn luyện bản thân, thể hiện ở việc tập luyện chuyên cần.
Bạn là người chịu trách nhiệm về quá trình luyện tập của mình. Sẽ không ai nắm tay bạn dẫn đến đích là sự thành thạo Aikido. Hơn nữa, các HLV hay tiền bối không thể quan sát giúp bạn � quan sát, nhận xét và áp dụng là những kỹ năng thiết yếu trong Aikido mà bạn cần phải tự thực hành. Vì thế, trước khi đề nghị được chỉ dẫn, bạn nên cố gắng hình dung và thử nghiệm các đòn thế bằng cách quan sát các đồng môn.
Luyện tập Aikido không chỉ là thực hành các đòn thế, mà còn bao hàm sự quan sát và biến đổi thể chất � tinh thần thể hiện qua suy nghĩ và hành động. Đặc biệt, bạn nên chú ý đến phản ứng của mình trong từng trường hợp khác nhau, từ đó làm tăng khả năng (tự) nhận thức.
Một yếu tố nữa rất quan trọng: luyện tập Aikido chỉ được thực hiện trong tinh thần "hiệp khí", hợp tác để cùng tiến bộ, không có thi đấu, không vụ lợi. Các kỹ thuật được trau dồi qua luyện tập cùng với một đối tác (partner), chứ không phải với một đối thủ (opponent). Bạn cần phải luôn cẩn trọng trong thực hành bằng cách kiềm chế sức mạnh và tốc độ ra đòn cho phù hợp với bạn cùng tập. Hãy luôn ý thức rằng, đối tác đang cho bạn "mượn" cơ thể họ để luyện tập � hãy tôn trọng nó như tôn trọng bất cứ thứ gì bạn mượn từ người khác.
Luyện tập Aikido đôi khi trở nên khá nhàm chán. Học cách thích nghi với sự nhàm chán này cũng là một phần của quá trình rèn luyện. Người tập cần theo dõi chính bản thân mình để tìm ra nguồn gốc của bất cứ sự chán nản hay không thoả mãn nào. Đôi khi nguyên nhân nằm ở khuynh hướng so sánh bản thân với các đồng môn khác. Lưu ý rằng, dù thế nào chăng nữa, đó cũng là một hình thức "cạnh tranh"- "phân cao thấp" trong tâm tưởng. Sẽ là rất tốt nếu cảm phục tài nghệ của người khác và thi đua với họ, song phải tránh so bì dẫn đến nuôi dưỡng oán giận hay mặc cảm tự ti.
Trong thời gian luyện tập, nếu quá mệt hoặc bị chấn thương, bạn có thể chào nghỉ tạm thời cho đến khi cảm thấy có thể tiếp tục. Nếu cần phải rời sân tập, hãy xin phép HLV.

Danh hiệu và việc thăng cấp trong Aikido

Theo tiêu chuẩn của Liên đoàn Aikido quốc tế (IAF) và Liên đoàn Aikido Hoa Kỳ (USAF), có 6 cấp trước khi đạt trình độ đẳng (đai đen). Các cấp này gọi chung là "kyu".
Việc có đủ tiêu chuẩn thi thăng cấp hay không trước hết phụ thuộc vào thời gian (số giờ luyện tập). Các điều kiện khác có thể bao gồm thái độ luyện tập (tôn trọng đồng môn, chuyên cần...) và kể cả, ở một số đạo đường, sự đóng góp vào việc duy trì đạo đường cũng như phổ biến Aikido.
Nội dung kiểm tra là rất khác nhau giữa các "phong cách" và các đạo đường. Thậm chí nó còn thay đổi theo từng thời kỳ (ở cùng một đạo đường).
Theo truyền thống, tất cả các võ sinh dưới trình độ đẳng đều mang đai trắng, không kể đang ở cấp nào. Những "đai trắng" này gọi là "mudansha Aikidoka", trong khi người mang đai đen gọi là yudansha. Tuy nhiên, một số đạo đường lại dùng một hệ thống đai màu dùng để phân biệt các cấp khác nhau cho mudansha.

Tại sao tôi không thể đánh ngã đối tác?

Đây là một câu hỏi khá phổ biến trong Aikido. Nó có nhiều cách trả lời khác nhau. Trước tiên, hãy hỏi HLV của bạn - rất có thể bạn thực hành chưa đúng ở một chỗ nào đó.
Sau nữa, hãy ý thức rằng, các kỹ thuật mà chúng ta thực hành trong phòng tập đã phần nào được lý tưởng hoá � không phải bao giờ chúng cũng áp dụng được vào thực tế. Hơn nữa, các đòn thế Aikido được dùng để đối ứng với từng trường hợp tấn công cụ thể, mà rất khó để giả lập tất cả những trường hợp này. Do đó, chúng ta "chấp nhận" chỉ luyện tập với một vài hình thức tấn công và phòng thủ tổng quát mà thôi. Khi đạt đến các trình độ cao hơn, ta mới có thể tìm hiểu xem từng loại chiến lược tổng quát ấy áp dụng thế nào trong từng trường hợp cụ thể.
Thứ ba là, các kỹ thuật Aikido đòi hỏi một thời gian nhất định để nắm vững và thực hành chính xác. Trong thời gian đó, hãy đề nghị đối tác của bạn giảm bớt tinh thần đối kháng (tấn công chậm hơn, thả lỏng người khi chịu đòn) cho đến khi bạn tiến bộ hơn.
Cuối cùng, có khá nhiều đòn thế Aikido không thể triển khai có hiệu quả nếu thiếu sự kết hợp với Atemi (đòn đánh hướng về phía đối thủ nhằm làm họ bối rối hoặc mất cân bằng, từ đó sẽ dễ dàng thi triển các kỹ thuật tiếp sau). Thường bởi mục đích an toàn mà Atemi bị bỏ qua trong thực hành. Một lần nữa, hãy đề nghị sự hợp tác của bạn cùng tập.

Tôi có thể tập một mình được không?
Thường thì luyện tập Aikido tốt nhất là với một đối tác. Tuy nhiên, có một số phương pháp để tự tập một mình. Thứ nhất, người tập có thể thực hành các bài quyền (kata) với gậy ngắn (jo) hoặc kiếm gỗ (bokken). Sau nữa, bạn có thể mô phỏng các động tác di chuyển của đòn thế với một đối tác "ảo" trong tưởng tượng. Thậm chí chỉ mường tượng các kỹ thuật trong đầu cũng là một cách hiệu quả để tập Aikido một mình.
Tại sao tôi nên luyện tập với vũ khí?

Một số đạo đường mở các lớp riêng chỉ để luyện tập với gậy (jo), dao (tanto) và kiếm gỗ (bokken) � 3 vũ khí chính sử dụng trong Aikido. Tuy nhiên, bởi vì mục tiêu chính của Aikido không phải là sử dụng vũ khí, ngoài các lớp này người tập nên tham dự các buổi tập tay không ít nhất 2 lần/tuần.
Có khá nhiều lí do để luyện tập với vũ khí. Trước hết, về lịch sử, các kỹ thuật Aikido bắt nguồn từ các trường phái võ thuật cổ sử dụng vũ khí. Sau nữa, luyện tập với vũ khí giúp tạo ra và duy trì một "khoảng cách cơ sở" (Maai) an toàn.
Thứ ba, các kỹ thuật cao cấp của Aikido bao gồm cả chống vũ khí. Để chắc chắn rằng các kỹ thuật đó được thực hành một cách an toàn, các võ sinh buộc phải học sử dụng và chống tấn công bằng vũ khí một cách bài bản.
Thứ tư, một số kỹ thuật và động tác di chuyển quan trọng của Aikido sẽ dễ dàng được giảng giải hay biểu diễn hơn cùng với vũ khí.
Thứ năm, luyện tập các bài quyền (kata) với vũ khí là một cách để hiểu sâu hơn về các nguyên lý chuyển động căn bản của Aikido.
Thứ sáu, luyện tập với vũ khí giúp việc thực hành trở nên nhanh, mạnh với cường độ mãnh liệt hơn - nhất là trong các bài tập đối luyện.
Thứ bảy, luyện tập với vũ khí cung cấp cho người tập cơ hội phát triển khả năng phản xạ nhạy bén đối với các chuyển động xung quanh. Thêm vào đó, sẽ dễ dàng hơn trong việc loại bỏ khuynh hướng "ganh đua" khi bạn tập trung vào luyện tập vũ khí cùng khả năng nhận thức.
Cuối cùng, luyện tập với vũ khí là cách tốt nhất để tìm hiểu các nguyên lý căn bản của công và thủ. Mọi kỹ thuật Aikido đều bắt đầu bằng việc người phong thủ "di chuyển né tránh" khỏi đường tấn công rồi tạo ra một đường khác (thường là tròn hay xoắn ốc) để thi triển các đòn thế.

Bao giờ thì có thể bắt đầu luyện tập với vũ khí?

Bạn "có thể" bắt đầu ngày từ ngày đầu tiên bước vào sân tập. Nhưng bạn "nên" bắt đầu khi nào HLV bảo bạn làm thế.

Rèn luyện tinh thần trong Aikido

Tổ sư Morihei Ueshiba xây dựng Aikido không chỉ là một hệ thống kỹ thuật dùng để tự vệ. Chủ định của Ngài là hợp nhất võ thuật với hệ thống các tư tưởng, luân lý, khuynh hướng xã hội... Ngài hy vọng rằng Aikido sẽ là một phương pháp hữu hiệu để hoàn thiện con người cả về thể chất lẫn tinh thần/tâm linh. Tuy nhiên, khó có thể nói ngay rằng Aikido có thể tác động (làm biến đổi) lên bất cứ cá nhân nào. Thêm vào đó, nhiều võ thuật khác cũng cho rằng họ có thể khai mở, phát triển hay biến đổi tâm sinh lý của các võ sinh. Vậy thì, chúng ta có thể đặt câu hỏi một cách chính đáng rằng, Aikido có khác biệt hay không và nếu có thì khác như thế nào so với các võ thuật khác trên về khả năng tác động lên người luyện tập?
Rõ ràng là bất cứ sức mạnh biến đổi (transformative) nào của Aikido, nếu có, không thể chỉ bắt nguồn từ các kỹ thuật thuần tuý thể chất. Mặt khác, Aikido còn mang trong mình lý tưởng của Tổ sư về quá trình tự trau dồi thể chất lẫn tinh thần. Người tập Aikido, vì thế, cần nhận thức được quan điểm này và cố gắng hướng thế giới quan của mình theo cách nhìn nhận đó.
Về mặt lịch sử, nguồn gốc sức mạnh có tác dụng biến đổi của các môn võ thuật bắt nguồn từ các tôn giáo và triết học kinh điển như Phật giáo (Buddhism) và Lão giáo (Taoism) (so với các tôn giáo này, ảnh hưởng của đạo Shinto là không đáng kể). Ở Nhật Bản, Thiền tông Phật giáo (Zen Buddism) có ảnh hưởng lớn nhất lên các môn nghệ thuật/ võ thuật mang tính tâm linh. Mặc dù Tổ sư bị tác động nhiều hơn bởi "tôn giáo mới" � Omotokyo � thì ảnh hưởng của triết học Lão giáo và Thiền vẫn thấm đẫm trong Aikido. Cho dù Omotokyo bắt nguồn từ một cấu trúc phức hợp các ý niệm và niềm tin thần bí của đạo (neo-)shinto, sẽ là không hợp lý nếu cho rằng phức hợp này là điều kiện cần thiết cho sự biến đổi thể chất � tinh thần trong Aikido.
Khi sự dung hợp tư tưởng và triết lý Lão giáo và Thiền được thiết lập, sức ảnh hưởng của Aikido thông . qua thực hành trở nên khá khác biệt so với các môn nghệ thuật/võ thuật khác như Karate, bắn cung (Kyudo) hay Trà đạo. Tất cả đều hướng đến một phong thái trầm tĩnh, thanh thoát trong hành xử/ đối ứng, và dễ dàng nhận thức được bản chất của mọi sự như-nó-vốn-là. Điều này sẽ như một mũi tên trúng hai đích: vừa giúp võ sinh hình dung và trải nghiệm các chuyển động và vị trí một cách chính xác, vừa dồn hết sự tập trung của họ vào quá trình luyện tập.Trong thực tế, sự hợp tác bắt buộc trong thực hành là một nguồn gốc khác của sức mạnh chuyển hoá biến đổi con người của Aikido. Sự hợp tác này giúp việc loại bỏ tư tưởng đối kháng - thường là chất keo tạo nên bức tường ngăn cách giữa các đồng môn. Từ đó, thói quen quan tâm đến người khác sẽ không còn giới hạn trong các giờ thực hành Aikido. Nói một cách khác, nền tảng "hiệp khí" trong luyện tập Aikido cũng sẽ là đạo lý trong cách ứng xử hàng ngày của mỗi chúng ta

Cước pháp trong Aikido (Những kĩ thuật hiếm thấy)

--------------------------------------------------------------------------------

Aikido là môn võ với các chuyển động mềm mại linh hoạt, những đòn khóa khớp đau đớn, các thao tác đè và những kĩ thuật ném hiệu quả. Tuy nhiên, khi nói đến cước pháp Aikido, hình như hiếm khi chúng ta được nhìn thấy, phải chăng nó chẳng hề tồn tại trong Aikido ? Câu trả lời là có. Cước pháp và phương cách tự vệ đặc biệt để tránh né các kĩ thuật cước pháp của địch thủ thực sự tồn tại trong Aikido và được giảng dạy ít ra bởi 2 HLV Aikido có võ đường tại California là Hans Gôt và Roger D'Onofrio.
Ngoài các đòn khóa khớp và ném quen thuộc, hai võ sư này đã giảng dạy cho các võ sinh của họ một kĩ thuật hiếm thấy trong Aikido_cước pháp. Goto và D'Onofrio đã thành công trong việc phối hợp các cước pháp vào hệ thống đòn thế tự vệ mà không làm tổn thương đến phương châm huấn luyện cổ điển của môn phái này. Goto phát biểu :"Các võ sư Aikido thường hay nói về cước pháp và tự vệ chống cước pháp, nhưng hầu hết đều không nghiên cứu các đòn thế này một cách thấu đáo. Một phần vì nhiều võ sư Aikido không thông hiểu lắm về cước pháp cộng với quan điểm cho rằng rất dễ té ngã hoặc mất cân bằng khi tung cước. Quan niệm này dẫn đến suy luận đương nhiên rằng bạn cũng dễ tổn thương với một cú té như thế. Dĩ nhiên điều này hoàn toàn không đúng".
Goto và D'Onofrio đã dạy các võ sinh Aikido 3 kĩ thuật cước pháp_đá thẳng phía trước, đá nghiêng và đá vòng, sau đó cộng thêm những kĩ thuật Atemi, khóa khớp và kết thúc bằng đòn ném. D'Onofrio cho biết :"Điều này có nghĩa là đưa Aikido trở về mặt đất, vềnguồn gốc của nó. Nhiều người biết các nguyên tắc chuyển động Aikido, nhưng ít người thấu triệt được những chuyển động này. Chúng tôi dảng dạy các kĩ thuật cước pháp trong nguyên tắc căn bản của Aikido cổ điển_phối hợp các chuyển động hình tròn xoắn ốc và sự kết hợp sức mạnh của hông và cơ thể". Hai HLV này đã phân biệt cước pháp thành 2 loại kĩ thuật : tự vệ và tấn công.
Kĩ thuật cước pháp tấn công là những cú đá dùng như vũ khí để ngăn chặn đòn tấn công. CHúng được dùng như các đòn nhử để chuyển dịch sự chú ý của địch thủ khỏi kĩ thuật kế tiếp của hành giả Aikido. Võ sinh Akido cũng khai thác các kĩ thuật đá trong nỗ lực làm mất thăng bằng địch thủ để đè hắn xuống đất hoặc ném đi.
Vì Aikido chỉ dùng những cú đá thấp để làm mất thăng bằng hoặc cắt nhịp tấn công của đối thủ nên sự linh hoạt trong cước pháp không phải là điều bắt buộc. Còn đòn đá cao hay đá xoay người không cần thiết trong Aikido. Vì vậy các võ sinh của Goto và D'Onofrio luyện tập để phát triển lực của cước pháp hơn là sự linh hoạt.
Cước pháp Aikido phục vụ cho nhiều mục tiêu. Chúng có thể dùng làm rối trí địch thủ, tiếp cận khoảng cách phản đòn, phá vỡ sự cân bằng của đối thủ hoặc để khởi động cho các đòn khóa khớp, ném hoặc kĩ thuật đè. Vì các đòn đá Aikido thấp và nhanh nên địch thủ rất khó nhận ra chúng cho đến khi đã quá trễ. Bất kì một thủ pháp căn bản nào của Aikido cũng có thể được áp dụng theo sau một cú đá.
Cước pháp đặc biệt rất hữu dụng trong Aikido vì nó cho phép người thực hiện có hai tay rảnh để thao tác các đòn khóa khớp hoặc kĩ thuật ném. Một khi đối thủ đã mất thăng bằng sau một cú đá, rất dễ đưa hắn ta vào một kĩ thuật khóa hiệu quả. Một ví dụ điển hình cho loại này là khi hành giả Aikido tự vệ chống một đòn tấn công thượng đẳng của đối thủ. Trước hết làm lệch cú đấm của địch thủ sau đó tung một đòn đá thấp chân trước vào cẳng chân đối thủ phá vỡ thế cân bằng của hắn. Hành giả Aikido có thể lập tức tung ra một kĩ thuật ném hoặc khóa khớp.
Aikido cũng có những phương cách tự vệ rất hữu hiệu chống cước pháp. Goto dạy cho các võ sinh năm nguyên tắc căn bản chống lại cước pháp : bạt, dẫn, nhập, bắt, ném.
Khi làm lệch một cú đá, các hành giả Aikido di chuyển bộ pháp hơi lùi về phía sau để bạt cú đá của địch thủ ra khỏi đích ngắm. Điều này không chỉ làm chuyển hướng quỹ đạo của cú đá mà còn cho phép người tự vệ lượng định được đòn cước pháp đó và đoán được những gì mà đối thủ dự định thực hiện tiếp theo.
"Dẫn" liên quan đến việc hướng dẫn lực của đối thủ về một phía bằng cách di chuyển trọng tâm của bạn làm hắn mất thăng bằng vì cú đá không chạm vào mục tiêu dự định và đi quá đà. Ví dụ, khi cú đá chệch khỏi mục tiêu, xung lực của người tung cước làm anh ta mất thăng bằng vì không có điểm dừng, chân chuyển động về phía trước. Đó là lúc hành giả Aikido dử dụng nguyên tắc dẫn lực để tăng thêm sự mất thăng bằng của đối thủ và khởi động nguyên tắc kế tiếp_"Nhập".
:Nhập nội" (Irimi) đơn giản chỉ là di chuyển vào sát đối thủ mà không bị hắn tấn công. Nhập nội là điểm mà các hành giả Aikido tiếp cận vào khoảng cách phản đòn. Nó còn có nghĩa rằng là nhập vào trọng tâm đối thủ hay chiếm lấy trọng tâm hắn và đột phá vào thế phòng ngự của địch thủ, bao gồm việc lách qua đường tấn công của địch thủ hoặc chận một cúa đá sắp tung ra. Một ví dụ nhập nội cho nguyên tắc nhập nội này là khi một hành giả Aikido chồng một cú đấm trả của đối thủ. Võ sinh Aikido trước hết bạt cú đấm bằng hai tay mình, sau đó phá vỡ thế thăng bằng của địch thủ bằng một cú đá vòng vào nhượng chân của hắn. Hành giả Aikido tiếp tục tiến về phía trước, xâm nhập vào trọng tâm của đối thủ đã bị mất thăng bằng và thực hiện một đòn ném.
Nguyên tắc "Bắt" tự nó đã là lời giải thích. Sau khi đối thủ đã tung cứocvaf bạn đã xâm nhập vào phạ
Nho Sinh Tám Ngón
Nho Sinh Tám Ngón
Bạn Tri Âm
Bạn Tri Âm

Tổng số bài gửi : 697
Mỹ Kim : 1533
Join date : 08/11/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết