Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm Không
Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 138 người, vào ngày Mon Oct 14, 2024 11:51 pm
Đăng Nhập
Diễn Đàn Thơ Riêng
- anhtu955
-
NTD HOA VIÊN
- Nhã Kỳ
- Caroline Judith
- Cô Đơn Mình Anh
- contimlanhlung
- Cao Nguyên
- Hải Âu
- Hương Như
- kurtcobain_vn
- Lam Điền
- Lâm Y Khách
- Lã Dở Hơi
- Lô Tô
- Nhậm Doanh Doanh
- Ngôi Sao Cô Đơn
- May Bac
- Mùa Đông
- mummim
- Minh Nhật
- Phạm Nhật
- Phong Thu
- Phiêu Dao
- Phượng_Hoàng
- Tan Vỡ Tình Đầu
- Từ Cát Tú
- Tử Long
- tuonglacphong
- Thuyen_Quyen
- Tramaha
- YVHT
Latest topics
» CẦN SỰ GIÚP ĐỞ CỦA CÁC THÀNH VIÊNby meocon_nhaky Sat May 22, 2021 1:50 am
» TẬP THƠ : TAN VỠ TÌNH ĐẦU !
by nguoitruongphu Sun Sep 20, 2020 4:19 am
» Những bản tình ca tiếng anh hay nhất [vietsub - lyrics - kara - effect]
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:26 pm
» 제이플라 J.Fla Cover Songs 2017 (Part 2)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:25 pm
» Tinh Ve Noi Dau-Where Do We Go (Thanh Bui ft. Tata Young)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:22 pm
» Ed Sheeran - Shape Of You ( cover by J.Fla )
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:20 pm
» Camila Cabello - Havana ( cover by J.Fla )
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:18 pm
» Camila Cabello - Havana (Official Audio) ft. Young Thug
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:17 pm
» Agar Tum Mil Jao - Tassawar Khanum - HD
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:14 pm
» Operacion Triunfo: Gala 5 - Nadia y Johana - Let it be
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:11 pm
» Frank Sinatra - My Way
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:07 pm
» Mughal - E - Azam - Teri Mehfil Mein Qismat - Lata Mangeshkar - Shamshad Begum - Chorus
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:56 pm
» The Beatles - Obladi oblada
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:51 pm
» Britney Spears - ...Baby One More Time (Lyrics + Español) Video Official
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:45 pm
» Westlife - My Love (Official Video)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:36 pm
» Westlife - Swear It Again (Official Video)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:34 pm
» Westlife - Fool Again (Official Video)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:30 pm
» Westlife - If I Let You Go (Official Video)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:29 pm
» M2M - Pretty Boy (With Lyrics)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:25 pm
» M2M - The Day You Went Away
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:24 pm
» CẢI CÁCH CHỮ VIỆT (MT-169)
by Ntd Hoa Viên Fri Sep 07, 2018 1:41 pm
» TÌM VỀ HƯƠNG CỎ (MT-168)
by Ntd Hoa Viên Thu Jul 05, 2018 10:44 am
» MÃNH HỔ SA CƠ (MT-167)
by Ntd Hoa Viên Tue Apr 10, 2018 3:47 pm
» QUÁN TRỌ TRẦN GIAN (MT-166)
by Ntd Hoa Viên Fri Apr 06, 2018 6:32 am
» CƯỠI VẠT SƯƠNG CHIỀU (Mẫn Thanh-162-163)
by Ntd Hoa Viên Mon Apr 02, 2018 9:52 am
» Theo dõi thông tin world cup 2018 nhé
by sport06mkt Fri Mar 30, 2018 5:06 pm
» Theo dõi thông tin world cup 2018 nhé
by sport06mkt Tue Mar 27, 2018 5:50 pm
» Thông tin mới nhất về lịch thi đấu World Cup 2018
by sport06mkt Wed Mar 21, 2018 4:05 pm
» [SƠN DƯỢC] Thủ Heo Xào Hương Liệu
by RELAX Sun Feb 18, 2018 8:16 pm
» [SƠN DƯỢC] GÀ HẤP
by RELAX Sun Feb 18, 2018 7:54 pm
» [Sơn Dược] CÁC LOẠI GÀ
by RELAX Sun Feb 18, 2018 7:30 pm
» [SƠN DƯỢC] TÓP MỠ
by RELAX Sun Feb 18, 2018 6:43 pm
» [SƠN DƯỢC] MỰC NƯỚNG
by RELAX Sun Feb 18, 2018 6:34 pm
» [SƠN DƯỢC] LÒNG HEO PHÁ LẤU
by RELAX Sun Feb 18, 2018 6:32 pm
» [Sơn Dược] LẨU CÁ
by RELAX Sun Feb 18, 2018 6:24 pm
» MỚI PHÁT HIỆN TRANG NÀY THƯỞNG 1 TRIỆU NÈ MẤY CHẾ
by sport06mkt Wed Jan 10, 2018 4:09 pm
» EM LÀ GIRL XINH RỒNG HỔ ĐÂY MẤY ANH
by sport06mkt Tue Jan 09, 2018 4:50 pm
» SẮP ĐẾN TẾT RỒI, CÁC BÁC CÓ CHUẨN BỊ GÌ CHƯA
by sport06mkt Mon Jan 08, 2018 4:04 pm
» MỜI MẤY ANH VÔ ĐĂNG KÍ CÙNG PÉ RỒNG HỔ ĐỂ TRÚNG 3 TRIỆU NÈ
by sport06mkt Fri Jan 05, 2018 4:32 pm
» ĂN CHƠI NGÀY TẾT NÈ, KIẾM THÊM THU NHẬP ĐI NÀO
by sport06mkt Thu Jan 04, 2018 4:36 pm
» ĐĂNG KÍ LÀ CÓ THƯỞNG AH, DỄ QUÁ ĐI THÔI
by sport06mkt Wed Jan 03, 2018 12:16 pm
» BẠN MUỐN CÓ TIỀN ĐI CHƠI TẾT – QUÁ DỄ LUÔN
by sport06mkt Tue Jan 02, 2018 3:45 pm
» HOT GIRL RỒNG HỔ XIN TẶNG MẤY ANH 100K TIỀN THƯỞNG SAU KHI ĐĂNG KÍ TÀI KHOẢN
by sport06mkt Fri Dec 29, 2017 3:54 pm
» CHƠI BẮN CÁ ĐỂ ĐƯỢC THƯỞNG 3 TRIỆU ĐI CHƠI TẾT
by sport06mkt Thu Dec 28, 2017 5:19 pm
» Ngựa hí ngàn dặm Trải nghiệm kinh hoàngggg
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:50 pm
» 10 Vận Động Viên Gian Lận Tại Thế Vận Hội Olympic
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:44 pm
» Wang Rong Rollin - Chick Chick (王蓉 - 小雞小雞) MV
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:30 pm
» BIG MOUTH (BM) BANAL NA ASO @ ZIRKOH MORATO
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:25 pm
» Bài hát khó hát nhất thế giới :)) THẤP THỎM (忐忑) ca sĩ CUNG LÂM NA (龔琳娜) [HD]
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:22 pm
» Top 5 bài khó hát nhất Thế giới
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:20 pm
» Bài hát siêu chất thánh nào hát lại được ^_^
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:18 pm
» Sặc cơm với tên khai sinh có 1 0 2 độc quyền của Việt Nam
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:12 pm
» 10 bài kiểm tra của học trò khiến giáo viên cười ra nước mắt
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:07 pm
» NGHỆ THUẬT VẼ 3D GÂY ẢO GIÁC CON TÊ GIÁC LUÔN
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 6:36 pm
» Những Kiệt Tác Vẽ Bậy Sách Giáo Khoa - 100 Hilariously Defaced Textbooks
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 6:33 pm
» 10 Người khiến Bill Gates cảm thấy TỦI THÂN vì NGHÈO QUÁ - Tốp 5 Kỳ Thú - Microsof
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 6:23 pm
» 7 Pha ướp xác dưới băng hài hước của động vật - khoảng khắc kỳ thú - Tốp 5 Kỳ Thú
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 6:18 pm
» ĐĂNG KÍ CÓ ĐƯỢC THƯỞNG ÍT NHẤT 3 TRIỆU NHOA NHOA
by sport06mkt Wed Dec 27, 2017 3:17 pm
» KIẾM TIỀN 3 TRIỆU ĐI CHƠI TẾT TÂY ĐI MẤY TÌNH YÊU ƠI
by sport06mkt Tue Dec 26, 2017 2:13 pm
» KIẾM 3.000.0000 TIỀN THƯỞNG KHI ĐĂNG KÍ NÀY
by sport06mkt Mon Dec 25, 2017 4:14 pm
» Wow, đăng kí là có cơ hội trúng iphone X nhen
by sport06mkt Fri Dec 22, 2017 3:39 pm
» HẤP DẪN LẮM ĐÓ NHA,ĐĂNG KÍ VỪA CÓ 100K VỪA ĐƯỢC ĐI CHƠI CÙNG HOT GIRL NOEL NÈ
by sport06mkt Thu Dec 21, 2017 3:38 pm
» Hương Tràm- Em Gái Mưa (Cover)- LyLy gần 4 tuổi
by Hương Như Wed Dec 20, 2017 9:21 pm
» Em mới kiếm được 1 triệu dễ dàng từ trang này nè mấy chế ơi
by sport06mkt Wed Dec 20, 2017 2:45 pm
» KIẾM 100K ĐI ĂN XÚC XÍCH NÈ
by sport06mkt Tue Dec 19, 2017 2:36 pm
» MOÁ ƠI, ĐĂNG KÍ LÀ CÓ NGAY 100K,DỄ THƯƠNG VÃI LUÔN
by sport06mkt Mon Dec 18, 2017 3:34 pm
» RỒNG HỔ LÊN MÂY – CÓ CÂY LÚC LẮC – HỎI THĂM 3 TRIỆU TIỀN THƯỞNG CÓ HAY CHƯA
by sport06mkt Fri Dec 15, 2017 11:39 am
» CHƠI BẮN CÁ, ĐƯỢC THƯỞNG 3 TRIỆU LIỀN À CÁCH CHƠI BẮN CÁ ĐƯỢC THƯỞNG 3 TRIỆU
by sport06mkt Thu Dec 14, 2017 5:45 pm
» CÓ VIP LÀ CÓ THƯỞNG – QUÀ TẶNG BAO LA
by sport06mkt Wed Dec 13, 2017 3:42 pm
» TRANG NÀY ĐẶC BIỆT QUÁ, TẠO TÀI KHOẢN CÓ THƯỞNG LUÔN
by sport06mkt Tue Dec 12, 2017 3:50 pm
» ƠN GIỜI CẬU ĐÂY RỒI 2015 | TẬP 12 - NGÔ KIẾN HUY & TRẤN THÀNH
by RELAX Mon Dec 11, 2017 10:38 pm
» Thầy tế Trấn Thành quyến rũ công chúa Ai Cập phản bội chồng con
by RELAX Mon Dec 11, 2017 9:49 pm
» ĐĂNG KÍ TÀI KHOẢN LÀ CÓ 1 TRIỆU LIỀN NHEN
by sport06mkt Mon Dec 11, 2017 4:17 pm
» Đĩa Bay Người Ngoài Hành Tinh Xuất Hiện Tại Malaysia
by RELAX Sat Dec 09, 2017 9:01 pm
» Bao Giờ Lấy Chồng? [OFFICIAL M/V]
by Thị Hến Sat Dec 09, 2017 8:36 pm
» Rằng Em Mãi Ở Bên [OFFICIAL M/V]
by Thị Hến Sat Dec 09, 2017 8:33 pm
» MỪNG GIÁNG SINH AN LÀNH – THƯỞNG 3 TRIỆU CHO AI ĐĂNG KÍ NÀO
by sport06mkt Fri Dec 08, 2017 4:23 pm
» NGỌN ĐUỐC TÀN (MT-159-160)
by Ntd Hoa Viên Thu Dec 07, 2017 5:16 pm
» NHANH TAY LÊN, ĐĂNG KÍ CÓ 3.000.000Đ
by sport06mkt Thu Dec 07, 2017 4:36 pm
» MR SIRO NGHE ĐI RỒI KHÓC ♪♪ Tuyển Tập Những Bài Hát Hay Nhất Của Mr Siro 2017
by lethuyhang Fri Dec 01, 2017 10:23 pm
Tấn Tuyên Đế Tư Mã Ý (179 - 251)
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Tấn Tuyên Đế Tư Mã Ý (179 - 251)
Tư Mã Ý (179 - 251) là một vị tướng, nhà chiến lược quân sự, một nhà chính trị của Tào Ngụy trong thời kỳ Tam Quốc.
Ông nổi tiếng nhất có lẽ là nhờ đã bảo vệ được Tào Ngụy khỏi các cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng. Thành công của ông, và từ đó vị trí quyền lực nhất của ông trong triều đình nhà Ngụy đã tạo điều kiện cho hai con ông là Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu nắm quyền lực thực tế của nhà Ngụy, tạo tiền đề cho cháu của ông là Tư Mã Viêm soán ngôi nhà Ngụy, thành lập nhà Tấn, thống nhất Trung Hoa, chấm dứt thời kỳ Tam Quốc. Sau khi nhà Tấn lập, Tư Mã Ý đã được cháu mình truy tôn thụy hiệu là Tấn Tuyên Đế, miếu hiệu là Cao Tổ.
Thưở thiếu thời
Tư Mã Ý là hậu duệ nhà sử học nổi tiếng Tư Mã Thiên (145 TCN -> 90 TCN), tác giả cuốn Sử Ký. Tư Mã Ý xuất thân từ gia đình có 8 người con trai. Mỗi người đều có một hiệu kết thúc bằng chữ Đạt. Do đó, anh em họ đều được gọi chung là Bát Đạt Tư Mã . Đây là một thuật ngữ để tỏ lòng kính trọng, bởi các nhóm tám nhân vật tài năng khác trong các thời kỳ trước đều đã được gọi theo cách này.
Gia đình ông sống tại Lạc Dương khi Đổng Trác chiếm thành phố, phá hủy nó, và dời thủ đô tới Trường An. Anh trai Tư Mã Ý, Tư Mã Lãng đã dẫn gia đình về quê cũ ở Ôn huyện , và sau đó, dự đoán rằng nơi ấy sẽ trở thành chiến trường, tiếp tục chuyển về Lê Dương. Năm 194, khi Tào Tháo đánh nhau với Lưu Bị, Tư Mã Ý lại đưa gia đình về Ôn huyện.
Dưới trướng Tào Tháo
Những nguyên nhân nói về việc Tư Mã Ý phục vụ dưới trướng Tào Tháo có khác biệt, nhưng ông đã chấp nhận chức vụ đầu tiên trong phe Tào Tháo ở tuổi ba mươi. Theo Tấn thư, Tư Mã Ý tin rằng nhà Hán sẽ nhanh chóng chấm dứt, và không thấy có động cơ gia nhập phe Tào, vốn đã chiếm quyền kiểm soát của Nhà Hán. Ông đã từ chối các lời mời của Tào Tháo, viện cớ mình đang bị bệnh. Tào Tháo không tin lý do này, và phái người tới nhà ông vào ban đêm để kiểm tra. Biết trước điều này, Tư Mã Ý đã nằm trong giường cả buổi đêm không cử động.
.....
Năm 208, Tào Tháo đã trở thành Thừa tướng và ra lệnh cho Tư Mã Ý tới tham chính, nói rằng "Nếu ông ta lẩn tránh, hãy bắt giữ." Sợ điều không hay sẽ xảy ra khi còn từ chối, Tư Mã Ý cuối cùng chấp nhận giữ chức Văn học duyện . Tuy nhiên, theo Ngụy lược, Tào Hồng, người em họ của Tào Tháo, đã yêu cầu Tư Mã Ý tới để được làm bạn với ông ta, nhưng Tư Mã Ý, vì không đánh giá cao Tào Hồng, đã giả vờ ốm phải chống gậy để tránh gặp mặt ông ta. Tào Hồng tức giận tới gặp Tào Tháo kể lại câu chuyện, sau đó Tào Tháo trực tiếp yêu cầu Tư Mã Ý tới gặp. Chỉ khi ấy Tư Mã Ý mới chính thức theo phe Tào.
Dưới trướng Tào Tháo, ông bắt đầu thăng tiến qua các chức vụ Đông tào duyện (chịu trách nhiệm đưa các quan chức vào làm việc), Chủ bộ (một chức vụ hành chính) và Tư mã (chức quan đảm nhiệm hỗ trợ và cố vấn).
Năm 215, khi Tào Tháo đánh bại Trương Lỗ và bắt nhân vật này đầu hàng, Tư Mã Ý đã khuyên Tào Tháo tiếp tục tiến về phía nam tới Ích Châu, bởi Lưu Bị vẫn chưa ổn định được quyền kiểm soát ở đó. Tuy nhiên, Tào Tháo không theo lời khuyên này. Tư Mã Ý nằm trong số các cố vấn hối thúc Tào Tháo áp dụng hệ thống Đồn điền chế và ủng hộ Tào Tháo lên nắm chức Nguỵ Vương.
Thời Tào Phi
Thậm chí trước khi Tào Tháo mất, Tư Mã Ý đã cận kề với người kế vị ông ta là Tào Phi. Khi Tào Phi được chọn làm Thế tử nhà Ngụy năm 216, Tư Mã Ý trở thành thư ký của Tào Phi. Khi Tào Tháo phân vân giữa việc lựa chọn Tào Phi và Tào Thực, Tư Mã Ý nằm trong số những người ủng hộ Tào Phi và giúp ông lên kế vị. Nhờ thế, Tư Mã Ý được Tào Phi hết lòng tin cậy. Sau khi Tào Tháo chết, Tào Phi kế vị trở thành Ngụy Văn Đế, Tư Mã Ý đã tham gia vào việc hạ bệ và gạt Tào Thực khỏi vũ đài chính trị.
Năm 225, Tào Phi cầm quân tấn công Đông Ngô của Tôn Quyền, và giao cho Tư Mã Ý cai quan kinh đô khi ông ta vắng mặt. Tào Phi coi Tư Mã Ý như Tiêu Hà, người được ca ngợi về những đóng góp lặng lẽ phía sau trận tiền. Ngay sau khi trở về, Tào Phi một lần nữa đánh giá cao Tư Mã Ý, nói "Khi ta đang ở phía Đông, ông đã ở lại kinh đô bảo vệ nó chống lại nhà Thục ở phía Tây. Khi ta đi về phía Tây đánh Thục, ta sẽ lại để ông ở lại chống lại nhà Ngô ở phía Đông." Tư Mã Ý nhanh chóng được thăng chức Lục Thượng thư sự (người đứng đầu các quan thượng thư), ở thời điểm ấy có quyền lực thực tế và trách nhiệm như Thừa tướng. Vị trí của Tư Mã Ý ở Ngụy khi ấy đã rất lớn và hầu như không thể suy suyển.
Thời Tào Duệ
Năm 226, khi Tào Phi đã gần chết, ông giao phó người kế vị là Tào Duệ cho Tư Mã Ý, Tào Chân, và Trần Quần. Khi Tào Duệ trở thành Ngụy Minh Đế, ông rất tin tưởng Tư Mã Ý và phong cho Tư Mã Ý chức Phiêu Kị Đại Tướng Quân nắm quyền kiểm soát quân đội tại Dự châu và Kinh châu vùng biên giới giữa Ngụy và Ngô để chống lại các lực lượng của Tôn Quyền.
Trận Tân Thành
Năm 220, khi Mạnh Đạt đầu hàng Ngụy và được Tào Phi tin cậy giao chức quản lý Tân Thành. Tư Mã Ý không tin ông ta và can gián Tào Phi đừng trọng dụng Đạt, nhưng ý kiến không được nghe. Năm 227, Mạnh Đạt bắt đầu các cuộc thương lượng với Ngô và Thục, hứa hẹn sẽ quay sang chống Ngụy khi có cơ hội. Tuy nhiên, ông đã lưỡng lự trước những lời hối thúc của Gia Cát Lượng, và Gia Cát Lượng đã buộc ông ta phải hành động bằng cách tiết lộ ý muốn làm loạn của Mạnh Đạt cho Thân Nghi, người đang cầm quyền ở Ngụy Hưng . Khi Mạnh Đạt biết âm mưu đã bị lộ, ông ta bắt đầu chiêu tập binh mã để hành động
Sợ Mạnh Đạt khởi binh ngay, Tư Mã Ý gửi cho ông ta một bức thư nói:
"Trước kia, ông hàng Ngụy và được giao phó bảo vệ biên giới chống Thục. Người Thục xuẩn ngốc và vẫn ghét ông vì không chịu theo giúp Quan Vũ. Khổng Minh cũng vậy, và ông ta đang tìm cách tiêu diệt ông. Có lẽ ông cũng cho rằng, tin ông chuẩn bị làm loạn chỉ là một âm mưu của Lượng thôi."
Mạnh Đạt đọc thư cho rằng mình không còn nguy hiểm gì nữa, và không gấp rút chuẩn bị. Ông tin rằng Tư Mã Ý, đang phải trấn giữ vùng biên giới giữa Ngụy và Thục, phải mất hàng tháng để về gặp Tào Phi xin quân rồi mới tới Tân Thành được. Tuy nhiên, Tư Mã Ý ngay lập tức lên đường tới Tân Thành trong 8 ngày, nhanh chóng đánh bại Mạnh Đạt còn chưa kịp chuẩn bị, và giết ông ta. Hành động này đóng góp trực tiếp vào thành công của Trận Nhai Đình khiến Tư Mã Ý càng nổi tiếng.
Chống những cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng
Tào Chân, người từng chỉ huy cuộc phòng ngự chống lại những cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng chết năm 231, Tư Mã Ý lên thay chức và lần đầu tiên đối mặt với các đội quân của Gia Cát Lượng. Tư Mã Ý giữ quân đồn trú, chiến lược của ông là đợi cho quân Thục phải gặp khó khăn vì việc tiếp tế quân lương. Ông tránh giao tranh với quân Thục trong mọi tình huống, và bị các tướng dưới quyền chế nhạo, họ cho rằng ông là nhân vật nhút nhát.Khi không thể phòng thủ mãi, ông đành phải cho các tướng tấn công các vị trí của quân Thục, nhưng họ bị đánh thua nặng và mất 3000 quân, 500 bộ áo giáp và 3000 nỏ. Khi cuối cùng Gia Cát Lượng phải rút lui, Tư Mã Ý ra lệnh cho Trương Cáp đuổi theo, Trương Cáp bị phục kích và bị giết.
Trận đánh thứ hai giữa Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng diễn ra năm 234. Tào Phi một lần nữa biết rằng vấn đề của quân Thục chính là tiếp lương, và ra lệnh cho Tư Mã Ý giữ quân phòng thủ đợi quân địch mệt mỏi. Hai đội quân đã đối đầu tại đồng bằng Ngũ Trượng.
Dù nhiều lần bị Gia Cát Lượng khiêu chiến, Tư Mã Ý không cho quân tấn công. Để kích động Tư Mã Ý, Gia Cát Lượng đã gửi những bộ trang phục đàn bà tới cho ông ta, ám chỉ rằng ông ta chỉ là một mụ đàn bà không dám tấn công. Các viên tướng Ngụy tức điên, nhưng Tư Mã Ý vẫn điềm nhiên.
Để dỗ dành các tướng lĩnh, Tư Mã Ý yêu cầu Hoàng đế Ngụy Tào Duệ cho phép tấn công quân Thục. Tào Duệ đã biết việc này, phái cố vấn Xin Pi tới chỗ Tư Mã Ý thuyết phục quân lính bình tĩnh. Nhằm buộc quân Ngụy phải ra chiến đấu, Gia Cát Lượng gửi một sứ giả tới Tư Mã Ý hối thúc ông tham chiến. Tuy nhiên, Tư Mã Ý không bàn luận các vấn đề quân sự với vị sứ giả này, thay vào đó lại hỏi han về những công việc của Gia Cát Lượng. Vị sứ giả nói rằng Gia Cát Lượng đích thân điều hành tất cả công việc lớn nhỏ trong quân, từ các chiến thuật tới các bữa ăn vào buổi tối cho binh lính, nhưng ông lại ăn rất ít. Tư Mã Ý sau đó đã nói với một vị quan dưới quyền rằng Gia Cát Lượng không thể sống lâu.
Sau khi Gia Cát Lượng chết, các lực lượng Thục lặng lẽ rút khỏi doanh trại và giữ bí mật cái chết của ông. Tư Mã Ý, được dân địa phương báo về cái chết của Gia Cát Lượng, tấn công các lực lượng Thục đang rút lui. Hai tướng Thục là Khương Duy và Dương Nghi mang quân quay lại, giả bộ muốn tấn công. Thấy vậy, Tư Mã Ý sợ rằng Gia Cát Lượng chỉ giả chết để lừa mình, ngay lập tức rút quân. Việc Tư Mã Ý phải bỏ chạy trước một Gia Cát Lượng đã chết khiến người khi ấy có câu nói: "Gia Cát chết cũng đuổi được Trọng Đạt sống". Khi Tư Mã Ý biết việc này, ông cười và nói: "Ta có thể chiến đấu với người sống, chứ không phải người chết."
Chiến dịch đánh Công Tôn Uyên
Sau khi Vô Khâu Kiệm không thể đánh bại các lực lượng của Công Tôn Uyên ở Liêu Đông, và Công Tôn Uyên đã tự phong làm Yên Vương, Tào Phi trao cho Tư Mã Ý nhiệm vụ tấn công Công Tôn Uyên. Tư Mã Ý hai lần đánh bại Công Tôn Uyên trên chiến trường, và buộc ông ta phải rút lui về Tương Bình , và chuẩn bị bao vây. Trời đột ngột đổ mưa lớn khiến cuộc chiến gián đoạn, nhưng ngay khi mưa tạnh, Tư Mã Ý tung ra một cuộc tấn công tổng lực. Công Tôn Uyên và các con bị giết khi chạy trốn.
Thời Tào Phương và cuộc lật đổ
Khi Tào Duệ sắp chết, ông nghi ngờ Tư Mã Ý, và sắp xếp kế hoạch gạt Tư Mã Ý ra khỏi triều đình của người kế vị là Tào Phương . Ông muốn giao phó Tào Phương cho người chú là Tào Vũ với chức vụ nhiếp chính, cùng với Hạ Hầu Hiến , Tào Sảng, Tào Triệu , và Tần Lãng . Tuy nhiên, hai vị quan được ông tin tưởng là Lưu Phóng và Tôn Tư không thân thiết với Hạ Hầu và Tào Triệu sợ hãi về việc được phong làm các quan nhiếp chính, và tìm cách thuyết phục ông đưa Tào Sảng (là người họ thân thiết) cùng Tư Mã Ý (khi ấy đang chỉ huy quân tại Cấp huyện(thuộc Tân Hương, Hà Nam ngày nay, và là người Lưu Phóng cùng Tôn Tư thân thiết) làm nhiếp chính thay thế. Tào Vũ, Tào Triệu và Tần Lãng bị gạt khỏi kế hoạch.
Ban đầu, Tào Sảng và Tư Mã Ý cùng chia sẻ quyền lực, nhưng Tào Sảng nhanh chóng dùng một số thủ đoạn chính trị để đề cao Tư Mã Ý với các chức danh như Đại Thái phó trong khi gạt bỏ quyền lực thực sự khỏi tay ông ta. Tào Sảng sau đó đưa ra mọi quyết định quan trọng và không cần hỏi ý kiến Tư Mã Ý. Nhanh chóng, vây dánh của Tào Sảng gồm Đặng Dương , Lý Thắng , Hà Yến , và Đinh Mật , những người được biết đến về tài năng nhưng thiếu khôn ngoan, được giao những vị trí quyền lực, và họ trục xuất mọi vị quan không cùng phe cánh với mình khỏi triều đình. Tư Mã Ý vẫn được nắm quyền chỉ huy quân đội (cả việc chống cự cuộc tấn công lớn của Đông Ngô năm 241), nhưng không có quyền lực trong triều đình.
Năm 244, Tào Sảng cũng muốn có danh tiếng quân sự của riêng mình, tung ra một cuộc tấn công lớn vào thành phố biên giới lớn của Thục Hán ở Hán Trung (Hán Trung, Tứ Xuyên ngày nay), mà không chuẩn bị kỹ càng về hậu cần. Hai bên ở thế giằng co, nhưng sau khi các lực lượng Tào Ngụy hết lương thực, Tào Sảng buộc phải rút lui với tổn thất lớn về nhân mạng. Tuy nhiên, dù thua trận, Tào Sảng vẫn nắm thực quyền. Năm 247, Tư Mã Ý chán nản với hoàn cảnh hữu danh vô thực của mình, cáo ốm xin về vườn. Tào Sảng phái Lý Thắng tới dò la có phải Tư Mã Ý ốm thật hay không, Tư Mã Ý đóng giả và lừa được Lý Thắng.
Năm 249, Tư Mã Ý ra tay. Khi Tào Phương và Tào Sảng ở bên ngoài thủ đô để tới thăm mộ Tào Duệ thì Tư Mã Ý, với sự trợ giúp của một số vị quan chống Tào Sảng, tuyên bố có được mệnh lệnh từ Quách thái hậu (vợ Minh Đế Tào Duệ), đóng tất cả các cổng thành Lạc Dương và gửi một thông báo tới Tào Phương, buộc tội Tào Sảng kìm chế và lũng đoạn triều đình và yêu cầu Tào Sảng cùng anh em của ông ta phải bị cách chức. Tào Sảng hoảng sợ không biết phải làm thế nào, thậm chí khi đã được cố vấn là Hoàn Phạm gợi ý mang Tào Phương chạy đến kinh đô khác ở Hứa Xương để phát hịch gọi quân các trấn về chống lại Tư Mã Ý, Tào Sảng chọn cách đầu hàng với lời hứa của Tư Mã Ý rằng sẽ cho ông ta giữ lại mọi chức danh. Tuy nhiên, Tư Mã Ý nhanh chóng nuốt lời và hành quyết Tào Sảng cùng tất cả phe cánh cùng họ hàng của họ vì tội phản bội.
Sau khi chiếm quyền, Tư Mã Ý cẩn thận gạt bỏ tất cả mối đe dọa tiềm tàng với quyền lực của mình. Ông nhanh chóng thực hiện dự định chiếm đoạt bằng cách buộc Tào Phương trao cho ông cửu tích - một dấu hiệu thoán đoạt - và sau đó lại từ chối. Vị vua 18 tuổi Tào Phương không còn chút quyền lực nào. Tuy nhiên, Tư Mã Ý đã thu phục được lòng dân khi tiêu diệt tình trạng tham nhũng và sự quan liêu thời Tào Sảng, thăng chức cho một số vị quan thanh liêm. Ông được phong chức Tể tướng, nhưng đã từ chối.
Năm 249, vị tướng nhiều quyền lực Vương Lăng , người nắm trách nhiệm chỉ huy thành phố chiến lược Thọ Xuân (Lục An, An Huy ngày nay) âm mưu nổi dậy chống lại quyền lực của Tư Mã Ý, cùng với sự giúp đỡ của Sở Vương Tào Bưu và cũng là một con trai của Tào Tháo (người được dự định sẽ lên thay Tào Phương). Năm 251, Vương Lăng đã sẵn sàng thực hiện kế hoạch thì bị hai vị quan dưới quyền là Hoàng Hoa và Dương Hoằng phản bội tiết lộ cho Tư Mã Ý. Tư Mã Ý nhanh chóng tiến quân về phía đông trước khi Vương kịp chuẩn bị và hứa sẽ tha cho ông ta. Vương Lăng biết mình không thể chống lại và đầu hàng, nhưng một lần nữa Tư Mã Ý nuốt lời buộc Vương Lăng và Tào Bưu phải tự sát. Tất cả gia đình Vương Lăng cũng như gia đình những người thuộc phe phái của ông đều bị giết.
Sau khi gia đình mình đã kiểm soát được nước Nguỵ, Tư Mã Ý chết năm 251, con trai ông là Tư Mã Sư lên thay.
Truyền thuyết
Một truyền thuyết về Tư Mã Ý nói rằng ông có thể quay đầu 180° trên cổ để nhìn về đằng sau mà không cần quay người. Đặc điểm này được xem là giống như con chim cú. Truyền thuyết cũng nói rằng khi Tào Tháo nghe được về việc này và muốn tự mình xem xét. Tào Tháo tới đằng sau Tư Mã Ý và gọi tên ông, và quả thực đầu ông quay được xung quanh.
Theo Tấn thư, khi Tào Tháo biết việc này ông rất cẩn trọng với Tư Mã Ý, nói rằng:
"Người này ẩn giấu tham vọng to lớn".
Tào Phi sau này cũng có nhận xét tương tự:
"Người này có thể không chỉ có ý định đơn giản là một thủ túc".
Ông nổi tiếng nhất có lẽ là nhờ đã bảo vệ được Tào Ngụy khỏi các cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng. Thành công của ông, và từ đó vị trí quyền lực nhất của ông trong triều đình nhà Ngụy đã tạo điều kiện cho hai con ông là Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu nắm quyền lực thực tế của nhà Ngụy, tạo tiền đề cho cháu của ông là Tư Mã Viêm soán ngôi nhà Ngụy, thành lập nhà Tấn, thống nhất Trung Hoa, chấm dứt thời kỳ Tam Quốc. Sau khi nhà Tấn lập, Tư Mã Ý đã được cháu mình truy tôn thụy hiệu là Tấn Tuyên Đế, miếu hiệu là Cao Tổ.
Thưở thiếu thời
Tư Mã Ý là hậu duệ nhà sử học nổi tiếng Tư Mã Thiên (145 TCN -> 90 TCN), tác giả cuốn Sử Ký. Tư Mã Ý xuất thân từ gia đình có 8 người con trai. Mỗi người đều có một hiệu kết thúc bằng chữ Đạt. Do đó, anh em họ đều được gọi chung là Bát Đạt Tư Mã . Đây là một thuật ngữ để tỏ lòng kính trọng, bởi các nhóm tám nhân vật tài năng khác trong các thời kỳ trước đều đã được gọi theo cách này.
Gia đình ông sống tại Lạc Dương khi Đổng Trác chiếm thành phố, phá hủy nó, và dời thủ đô tới Trường An. Anh trai Tư Mã Ý, Tư Mã Lãng đã dẫn gia đình về quê cũ ở Ôn huyện , và sau đó, dự đoán rằng nơi ấy sẽ trở thành chiến trường, tiếp tục chuyển về Lê Dương. Năm 194, khi Tào Tháo đánh nhau với Lưu Bị, Tư Mã Ý lại đưa gia đình về Ôn huyện.
Dưới trướng Tào Tháo
Những nguyên nhân nói về việc Tư Mã Ý phục vụ dưới trướng Tào Tháo có khác biệt, nhưng ông đã chấp nhận chức vụ đầu tiên trong phe Tào Tháo ở tuổi ba mươi. Theo Tấn thư, Tư Mã Ý tin rằng nhà Hán sẽ nhanh chóng chấm dứt, và không thấy có động cơ gia nhập phe Tào, vốn đã chiếm quyền kiểm soát của Nhà Hán. Ông đã từ chối các lời mời của Tào Tháo, viện cớ mình đang bị bệnh. Tào Tháo không tin lý do này, và phái người tới nhà ông vào ban đêm để kiểm tra. Biết trước điều này, Tư Mã Ý đã nằm trong giường cả buổi đêm không cử động.
.....
Năm 208, Tào Tháo đã trở thành Thừa tướng và ra lệnh cho Tư Mã Ý tới tham chính, nói rằng "Nếu ông ta lẩn tránh, hãy bắt giữ." Sợ điều không hay sẽ xảy ra khi còn từ chối, Tư Mã Ý cuối cùng chấp nhận giữ chức Văn học duyện . Tuy nhiên, theo Ngụy lược, Tào Hồng, người em họ của Tào Tháo, đã yêu cầu Tư Mã Ý tới để được làm bạn với ông ta, nhưng Tư Mã Ý, vì không đánh giá cao Tào Hồng, đã giả vờ ốm phải chống gậy để tránh gặp mặt ông ta. Tào Hồng tức giận tới gặp Tào Tháo kể lại câu chuyện, sau đó Tào Tháo trực tiếp yêu cầu Tư Mã Ý tới gặp. Chỉ khi ấy Tư Mã Ý mới chính thức theo phe Tào.
Dưới trướng Tào Tháo, ông bắt đầu thăng tiến qua các chức vụ Đông tào duyện (chịu trách nhiệm đưa các quan chức vào làm việc), Chủ bộ (một chức vụ hành chính) và Tư mã (chức quan đảm nhiệm hỗ trợ và cố vấn).
Năm 215, khi Tào Tháo đánh bại Trương Lỗ và bắt nhân vật này đầu hàng, Tư Mã Ý đã khuyên Tào Tháo tiếp tục tiến về phía nam tới Ích Châu, bởi Lưu Bị vẫn chưa ổn định được quyền kiểm soát ở đó. Tuy nhiên, Tào Tháo không theo lời khuyên này. Tư Mã Ý nằm trong số các cố vấn hối thúc Tào Tháo áp dụng hệ thống Đồn điền chế và ủng hộ Tào Tháo lên nắm chức Nguỵ Vương.
Thời Tào Phi
Thậm chí trước khi Tào Tháo mất, Tư Mã Ý đã cận kề với người kế vị ông ta là Tào Phi. Khi Tào Phi được chọn làm Thế tử nhà Ngụy năm 216, Tư Mã Ý trở thành thư ký của Tào Phi. Khi Tào Tháo phân vân giữa việc lựa chọn Tào Phi và Tào Thực, Tư Mã Ý nằm trong số những người ủng hộ Tào Phi và giúp ông lên kế vị. Nhờ thế, Tư Mã Ý được Tào Phi hết lòng tin cậy. Sau khi Tào Tháo chết, Tào Phi kế vị trở thành Ngụy Văn Đế, Tư Mã Ý đã tham gia vào việc hạ bệ và gạt Tào Thực khỏi vũ đài chính trị.
Năm 225, Tào Phi cầm quân tấn công Đông Ngô của Tôn Quyền, và giao cho Tư Mã Ý cai quan kinh đô khi ông ta vắng mặt. Tào Phi coi Tư Mã Ý như Tiêu Hà, người được ca ngợi về những đóng góp lặng lẽ phía sau trận tiền. Ngay sau khi trở về, Tào Phi một lần nữa đánh giá cao Tư Mã Ý, nói "Khi ta đang ở phía Đông, ông đã ở lại kinh đô bảo vệ nó chống lại nhà Thục ở phía Tây. Khi ta đi về phía Tây đánh Thục, ta sẽ lại để ông ở lại chống lại nhà Ngô ở phía Đông." Tư Mã Ý nhanh chóng được thăng chức Lục Thượng thư sự (người đứng đầu các quan thượng thư), ở thời điểm ấy có quyền lực thực tế và trách nhiệm như Thừa tướng. Vị trí của Tư Mã Ý ở Ngụy khi ấy đã rất lớn và hầu như không thể suy suyển.
Thời Tào Duệ
Năm 226, khi Tào Phi đã gần chết, ông giao phó người kế vị là Tào Duệ cho Tư Mã Ý, Tào Chân, và Trần Quần. Khi Tào Duệ trở thành Ngụy Minh Đế, ông rất tin tưởng Tư Mã Ý và phong cho Tư Mã Ý chức Phiêu Kị Đại Tướng Quân nắm quyền kiểm soát quân đội tại Dự châu và Kinh châu vùng biên giới giữa Ngụy và Ngô để chống lại các lực lượng của Tôn Quyền.
Trận Tân Thành
Năm 220, khi Mạnh Đạt đầu hàng Ngụy và được Tào Phi tin cậy giao chức quản lý Tân Thành. Tư Mã Ý không tin ông ta và can gián Tào Phi đừng trọng dụng Đạt, nhưng ý kiến không được nghe. Năm 227, Mạnh Đạt bắt đầu các cuộc thương lượng với Ngô và Thục, hứa hẹn sẽ quay sang chống Ngụy khi có cơ hội. Tuy nhiên, ông đã lưỡng lự trước những lời hối thúc của Gia Cát Lượng, và Gia Cát Lượng đã buộc ông ta phải hành động bằng cách tiết lộ ý muốn làm loạn của Mạnh Đạt cho Thân Nghi, người đang cầm quyền ở Ngụy Hưng . Khi Mạnh Đạt biết âm mưu đã bị lộ, ông ta bắt đầu chiêu tập binh mã để hành động
Sợ Mạnh Đạt khởi binh ngay, Tư Mã Ý gửi cho ông ta một bức thư nói:
"Trước kia, ông hàng Ngụy và được giao phó bảo vệ biên giới chống Thục. Người Thục xuẩn ngốc và vẫn ghét ông vì không chịu theo giúp Quan Vũ. Khổng Minh cũng vậy, và ông ta đang tìm cách tiêu diệt ông. Có lẽ ông cũng cho rằng, tin ông chuẩn bị làm loạn chỉ là một âm mưu của Lượng thôi."
Mạnh Đạt đọc thư cho rằng mình không còn nguy hiểm gì nữa, và không gấp rút chuẩn bị. Ông tin rằng Tư Mã Ý, đang phải trấn giữ vùng biên giới giữa Ngụy và Thục, phải mất hàng tháng để về gặp Tào Phi xin quân rồi mới tới Tân Thành được. Tuy nhiên, Tư Mã Ý ngay lập tức lên đường tới Tân Thành trong 8 ngày, nhanh chóng đánh bại Mạnh Đạt còn chưa kịp chuẩn bị, và giết ông ta. Hành động này đóng góp trực tiếp vào thành công của Trận Nhai Đình khiến Tư Mã Ý càng nổi tiếng.
Chống những cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng
Tào Chân, người từng chỉ huy cuộc phòng ngự chống lại những cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng chết năm 231, Tư Mã Ý lên thay chức và lần đầu tiên đối mặt với các đội quân của Gia Cát Lượng. Tư Mã Ý giữ quân đồn trú, chiến lược của ông là đợi cho quân Thục phải gặp khó khăn vì việc tiếp tế quân lương. Ông tránh giao tranh với quân Thục trong mọi tình huống, và bị các tướng dưới quyền chế nhạo, họ cho rằng ông là nhân vật nhút nhát.Khi không thể phòng thủ mãi, ông đành phải cho các tướng tấn công các vị trí của quân Thục, nhưng họ bị đánh thua nặng và mất 3000 quân, 500 bộ áo giáp và 3000 nỏ. Khi cuối cùng Gia Cát Lượng phải rút lui, Tư Mã Ý ra lệnh cho Trương Cáp đuổi theo, Trương Cáp bị phục kích và bị giết.
Trận đánh thứ hai giữa Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng diễn ra năm 234. Tào Phi một lần nữa biết rằng vấn đề của quân Thục chính là tiếp lương, và ra lệnh cho Tư Mã Ý giữ quân phòng thủ đợi quân địch mệt mỏi. Hai đội quân đã đối đầu tại đồng bằng Ngũ Trượng.
Dù nhiều lần bị Gia Cát Lượng khiêu chiến, Tư Mã Ý không cho quân tấn công. Để kích động Tư Mã Ý, Gia Cát Lượng đã gửi những bộ trang phục đàn bà tới cho ông ta, ám chỉ rằng ông ta chỉ là một mụ đàn bà không dám tấn công. Các viên tướng Ngụy tức điên, nhưng Tư Mã Ý vẫn điềm nhiên.
Để dỗ dành các tướng lĩnh, Tư Mã Ý yêu cầu Hoàng đế Ngụy Tào Duệ cho phép tấn công quân Thục. Tào Duệ đã biết việc này, phái cố vấn Xin Pi tới chỗ Tư Mã Ý thuyết phục quân lính bình tĩnh. Nhằm buộc quân Ngụy phải ra chiến đấu, Gia Cát Lượng gửi một sứ giả tới Tư Mã Ý hối thúc ông tham chiến. Tuy nhiên, Tư Mã Ý không bàn luận các vấn đề quân sự với vị sứ giả này, thay vào đó lại hỏi han về những công việc của Gia Cát Lượng. Vị sứ giả nói rằng Gia Cát Lượng đích thân điều hành tất cả công việc lớn nhỏ trong quân, từ các chiến thuật tới các bữa ăn vào buổi tối cho binh lính, nhưng ông lại ăn rất ít. Tư Mã Ý sau đó đã nói với một vị quan dưới quyền rằng Gia Cát Lượng không thể sống lâu.
Sau khi Gia Cát Lượng chết, các lực lượng Thục lặng lẽ rút khỏi doanh trại và giữ bí mật cái chết của ông. Tư Mã Ý, được dân địa phương báo về cái chết của Gia Cát Lượng, tấn công các lực lượng Thục đang rút lui. Hai tướng Thục là Khương Duy và Dương Nghi mang quân quay lại, giả bộ muốn tấn công. Thấy vậy, Tư Mã Ý sợ rằng Gia Cát Lượng chỉ giả chết để lừa mình, ngay lập tức rút quân. Việc Tư Mã Ý phải bỏ chạy trước một Gia Cát Lượng đã chết khiến người khi ấy có câu nói: "Gia Cát chết cũng đuổi được Trọng Đạt sống". Khi Tư Mã Ý biết việc này, ông cười và nói: "Ta có thể chiến đấu với người sống, chứ không phải người chết."
Chiến dịch đánh Công Tôn Uyên
Sau khi Vô Khâu Kiệm không thể đánh bại các lực lượng của Công Tôn Uyên ở Liêu Đông, và Công Tôn Uyên đã tự phong làm Yên Vương, Tào Phi trao cho Tư Mã Ý nhiệm vụ tấn công Công Tôn Uyên. Tư Mã Ý hai lần đánh bại Công Tôn Uyên trên chiến trường, và buộc ông ta phải rút lui về Tương Bình , và chuẩn bị bao vây. Trời đột ngột đổ mưa lớn khiến cuộc chiến gián đoạn, nhưng ngay khi mưa tạnh, Tư Mã Ý tung ra một cuộc tấn công tổng lực. Công Tôn Uyên và các con bị giết khi chạy trốn.
Thời Tào Phương và cuộc lật đổ
Khi Tào Duệ sắp chết, ông nghi ngờ Tư Mã Ý, và sắp xếp kế hoạch gạt Tư Mã Ý ra khỏi triều đình của người kế vị là Tào Phương . Ông muốn giao phó Tào Phương cho người chú là Tào Vũ với chức vụ nhiếp chính, cùng với Hạ Hầu Hiến , Tào Sảng, Tào Triệu , và Tần Lãng . Tuy nhiên, hai vị quan được ông tin tưởng là Lưu Phóng và Tôn Tư không thân thiết với Hạ Hầu và Tào Triệu sợ hãi về việc được phong làm các quan nhiếp chính, và tìm cách thuyết phục ông đưa Tào Sảng (là người họ thân thiết) cùng Tư Mã Ý (khi ấy đang chỉ huy quân tại Cấp huyện(thuộc Tân Hương, Hà Nam ngày nay, và là người Lưu Phóng cùng Tôn Tư thân thiết) làm nhiếp chính thay thế. Tào Vũ, Tào Triệu và Tần Lãng bị gạt khỏi kế hoạch.
Ban đầu, Tào Sảng và Tư Mã Ý cùng chia sẻ quyền lực, nhưng Tào Sảng nhanh chóng dùng một số thủ đoạn chính trị để đề cao Tư Mã Ý với các chức danh như Đại Thái phó trong khi gạt bỏ quyền lực thực sự khỏi tay ông ta. Tào Sảng sau đó đưa ra mọi quyết định quan trọng và không cần hỏi ý kiến Tư Mã Ý. Nhanh chóng, vây dánh của Tào Sảng gồm Đặng Dương , Lý Thắng , Hà Yến , và Đinh Mật , những người được biết đến về tài năng nhưng thiếu khôn ngoan, được giao những vị trí quyền lực, và họ trục xuất mọi vị quan không cùng phe cánh với mình khỏi triều đình. Tư Mã Ý vẫn được nắm quyền chỉ huy quân đội (cả việc chống cự cuộc tấn công lớn của Đông Ngô năm 241), nhưng không có quyền lực trong triều đình.
Năm 244, Tào Sảng cũng muốn có danh tiếng quân sự của riêng mình, tung ra một cuộc tấn công lớn vào thành phố biên giới lớn của Thục Hán ở Hán Trung (Hán Trung, Tứ Xuyên ngày nay), mà không chuẩn bị kỹ càng về hậu cần. Hai bên ở thế giằng co, nhưng sau khi các lực lượng Tào Ngụy hết lương thực, Tào Sảng buộc phải rút lui với tổn thất lớn về nhân mạng. Tuy nhiên, dù thua trận, Tào Sảng vẫn nắm thực quyền. Năm 247, Tư Mã Ý chán nản với hoàn cảnh hữu danh vô thực của mình, cáo ốm xin về vườn. Tào Sảng phái Lý Thắng tới dò la có phải Tư Mã Ý ốm thật hay không, Tư Mã Ý đóng giả và lừa được Lý Thắng.
Năm 249, Tư Mã Ý ra tay. Khi Tào Phương và Tào Sảng ở bên ngoài thủ đô để tới thăm mộ Tào Duệ thì Tư Mã Ý, với sự trợ giúp của một số vị quan chống Tào Sảng, tuyên bố có được mệnh lệnh từ Quách thái hậu (vợ Minh Đế Tào Duệ), đóng tất cả các cổng thành Lạc Dương và gửi một thông báo tới Tào Phương, buộc tội Tào Sảng kìm chế và lũng đoạn triều đình và yêu cầu Tào Sảng cùng anh em của ông ta phải bị cách chức. Tào Sảng hoảng sợ không biết phải làm thế nào, thậm chí khi đã được cố vấn là Hoàn Phạm gợi ý mang Tào Phương chạy đến kinh đô khác ở Hứa Xương để phát hịch gọi quân các trấn về chống lại Tư Mã Ý, Tào Sảng chọn cách đầu hàng với lời hứa của Tư Mã Ý rằng sẽ cho ông ta giữ lại mọi chức danh. Tuy nhiên, Tư Mã Ý nhanh chóng nuốt lời và hành quyết Tào Sảng cùng tất cả phe cánh cùng họ hàng của họ vì tội phản bội.
Sau khi chiếm quyền, Tư Mã Ý cẩn thận gạt bỏ tất cả mối đe dọa tiềm tàng với quyền lực của mình. Ông nhanh chóng thực hiện dự định chiếm đoạt bằng cách buộc Tào Phương trao cho ông cửu tích - một dấu hiệu thoán đoạt - và sau đó lại từ chối. Vị vua 18 tuổi Tào Phương không còn chút quyền lực nào. Tuy nhiên, Tư Mã Ý đã thu phục được lòng dân khi tiêu diệt tình trạng tham nhũng và sự quan liêu thời Tào Sảng, thăng chức cho một số vị quan thanh liêm. Ông được phong chức Tể tướng, nhưng đã từ chối.
Năm 249, vị tướng nhiều quyền lực Vương Lăng , người nắm trách nhiệm chỉ huy thành phố chiến lược Thọ Xuân (Lục An, An Huy ngày nay) âm mưu nổi dậy chống lại quyền lực của Tư Mã Ý, cùng với sự giúp đỡ của Sở Vương Tào Bưu và cũng là một con trai của Tào Tháo (người được dự định sẽ lên thay Tào Phương). Năm 251, Vương Lăng đã sẵn sàng thực hiện kế hoạch thì bị hai vị quan dưới quyền là Hoàng Hoa và Dương Hoằng phản bội tiết lộ cho Tư Mã Ý. Tư Mã Ý nhanh chóng tiến quân về phía đông trước khi Vương kịp chuẩn bị và hứa sẽ tha cho ông ta. Vương Lăng biết mình không thể chống lại và đầu hàng, nhưng một lần nữa Tư Mã Ý nuốt lời buộc Vương Lăng và Tào Bưu phải tự sát. Tất cả gia đình Vương Lăng cũng như gia đình những người thuộc phe phái của ông đều bị giết.
Sau khi gia đình mình đã kiểm soát được nước Nguỵ, Tư Mã Ý chết năm 251, con trai ông là Tư Mã Sư lên thay.
Truyền thuyết
Một truyền thuyết về Tư Mã Ý nói rằng ông có thể quay đầu 180° trên cổ để nhìn về đằng sau mà không cần quay người. Đặc điểm này được xem là giống như con chim cú. Truyền thuyết cũng nói rằng khi Tào Tháo nghe được về việc này và muốn tự mình xem xét. Tào Tháo tới đằng sau Tư Mã Ý và gọi tên ông, và quả thực đầu ông quay được xung quanh.
Theo Tấn thư, khi Tào Tháo biết việc này ông rất cẩn trọng với Tư Mã Ý, nói rằng:
"Người này ẩn giấu tham vọng to lớn".
Tào Phi sau này cũng có nhận xét tương tự:
"Người này có thể không chỉ có ý định đơn giản là một thủ túc".
lang_ly_bach_dieu- Bạn bè
- Tổng số bài gửi : 87
Mỹ Kim : 133
Join date : 26/02/2011
Similar topics
» TUYỂN TẬP THƠ HÀN MẶC TỬ
» Thong bao Tuyen Vo
» Cần tuyển giám đốc
» Phỏng vấn một nhà làm tuyển tập
» Tuyển tập những ca sỹ hát nhép
» Thong bao Tuyen Vo
» Cần tuyển giám đốc
» Phỏng vấn một nhà làm tuyển tập
» Tuyển tập những ca sỹ hát nhép
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết